Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Wednesday, 24/04/24

Trường Đại học Phenikaa tìm kiếm cơ hội hợp tác và đào tạo ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học

Với mục tiêu chia sẻ những giải pháp, kết quả đạt được và định hướng trong việc tạo cơ hội việc làm cho sinh viên điều dưỡng đang học và đã tốt nghiệp, sáng ngày 24/12/2022, Trường ĐH Phenikaa và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối đào tạo Điều dưỡng phối hợp với Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Chi hội giáo viên Điều dưỡng tổ chức Hội thảo “Đào tạo Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học trong bối cảnh hội nhập và phát triển”.

Tham dự hội nghị có ông Phạm Ngọc Lan – Trưởng ban Hỗ trợ câu lạc bộ Khối trường thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; TS.BS Trương Tuấn Anh – Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối đào tạo Điều dưỡng; GS.TS Lưu Ngọc Hoạt – Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Y Trường ĐH Phenikaa; cùng các thành viên trong CLB khối đào tạo điều dưỡng, đại diện các bệnh viện, trường đại học – cao đẳng đào tạo điều dưỡng trên cả nước.

Điều dưỡng là ngành mũi nhọn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực ngành này đang thiếu trầm trọng, đặc biệt nhân lực điều dưỡng trình độ cao. Vì vậy, CLB khối đào tạo điều dưỡng mong muốn sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng cho công tác đào tạo điều dưỡng.

Hội nghị với nhiều nội dung quan trọng như thảo luận về tình hình nhân lực điều dưỡng hiện nay, các giải pháp đào tạo và sử dụng nhân lực trong tình hình mới…

TS.BS Trương Tuấn Anh – Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối đào tạo Điều dưỡng

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, TS.BS Trương Tuấn Anh chia sẻ: “Đào tạo điều dưỡng là một trong những sứ mệnh nặng nề trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho ngành y tế trong nước, và xu hướng xuất khẩu nhân lực ra nước ngoài. Vì vậy, với hoạt động của câu lạc bộ khối đào tạo điều dưỡng, mong rằng chúng ta sẽ tận dụng tốt được môi trường, cùng giao lưu học hỏi, kết nối với nhau để nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực đào tạo nhân lực ngành điều dưỡng”.

Thông tin thêm, thầy Tuấn Anh cho biết, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trong năm qua đã và đang nỗ lực hoàn thành sứ mệnh của mình: “Là trường đại học điều dưỡng duy nhất ở nước ta, bằng nhiều nỗ lực, trường đã đưa đào tạo ngành điều dưỡng trong nước lên bậc cao nhất là tiến sĩ. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 15 nghiên cứu sinh”.

Đại biểu tham dự Hội nghị

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành điều dưỡng ngày càng được quan tâm.

Chia sẻ tại hội nghị, ThS Hà Thị Kim Phượng – Trưởng phòng Điều dưỡng – Dinh dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của điều dưỡng. Ngành điều dưỡng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống y tế. WHO đã đưa ra khuyến cáo: “Ở bất cứ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng”.

Vị thế điều dưỡng cũng được nhìn nhận lại đúng đắn hơn với nhiều đổi mới thể hiện rõ nét qua Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021. Thông tư với nhiều nội dung mới như: Đổi mới vai trò, vị thế của điều dưỡng trong hành nghề; Giao quyền và nhiệm vụ để hệ thống điều dưỡng chủ động thực hiện; Quy định các điều kiện thuận lợi nhất để điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ…

Tuy nhiên, theo bà Phượng, hiện vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế, chính sách, quản lý điều hành và tổ chức chăm sóc đối với ngành điều dưỡng. Đặc biệt, nhân lực ngành điều dưỡng thiếu trầm trọng.

GS.TS Lưu Ngọc Hoạt chia sẻ những thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực điều dưỡng,
kỹ thuật viên khối ngành KHSK của trường ĐH Phenikaa

Trong đó, tỷ lệ điều dưỡng/hộ sinh/bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chỉ đạt gần 1,8 – một con số khá thấp. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh sau đại học và chuyên khoa cũng ở mức thấp.

Trong tiến trình hội nhập điều dưỡng ASEAN, mặc dù chúng ta đã ký thỏa thuận khung hội nhập từ năm 2006, tuy nhiên đến nay sau hơn 15 năm, Việt Nam vẫn xếp hàng thấp nhất về hội nhập điều dưỡng ASEAN.

Với những hạn chế trên, bà Phượng hy vọng các trường sẽ quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nhân lực ngành điều dưỡng để đẩy nhanh tiến trình hội nhập điều dưỡng ASEAN trong thời gian tới.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu có dịp lắng nghe chia sẻ của báo cáo viên đến từ các trường đại học với nhiều nội dung quan trọng liên quan tới đào tạo ngành điều dưỡng như: Tìm hiểu về khối ngành khoa học sức khỏe của Trường Đại học Phenikaa cùng định hướng trong đào tạo điều dưỡng và kỹ thuật y học, đổi mới chương trình đào tạo điều dưỡng đại học, công tác đánh giá chuẩn đầu ra…

Một số nội dung quan trọng khác cũng đã được triển khai trong ngày 24/12, gồm họp Ban chấp hành Chi hội Giáo viên điều dưỡng và kiện toàn Ban chấp hành Câu lạc bộ Khối đào tạo Điều dưỡng.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa văn hóa đọc cùng “Ngày hội văn hóa đọc Phenikaa 2024”
Từ ngày 17/04 đến ngày 19/04/2024, tại Trường Đại học Phenikaa đã tưng bừng diễn ra Ngày hội văn hóa…
[REVIEW SÁCH]  7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT – SEAN COVEY
Những người trẻ hiện nay có phải đang gặp khó trên con đường chinh phục thành công, thành công luôn…
02 Robot chuyển pallet AMR được bàn giao cho SEVT Samsung Thái Nguyên
Phenikaa-X nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công 02 Robot chuyển pallet AMR bàn giao cho SEVT Samsung…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa