Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 21/11/24

Tình trạng nghỉ việc của giới trẻ ngày nay: Muốn nghỉ là nghỉ? Tại sao?

Đi làm mới được 1 tiếng đồng hồ đã thấy đồng nghiệp ngồi chơi game – Muốn bỏ về;

Ra trường 3 năm, đổi 7 chỗ làm, bị sếp mắng – Viết đơn xin nghỉ;

Cảm giác phải làm việc quá nhiều mà nhận về chẳng bao nhiêu – Nhảy việc;

Muốn tự do – Tạm biệt công ty;

Giữa người trẻ nói chung, Gen Z nói riêng đang xảy ra một hiện tượng như vậy: Thích là nghỉ, nói nghỉ là nghỉ. So với những “ma cũ” ở nơi làm việc, họ có vẻ kiên quyết hơn trong thái độ, dám nghĩ và dám hành động, sẵn sàng thay đổi công việc nếu cảm thấy không hợp.

Những người trẻ nói nghỉ việc là nghỉ ấy, họ là người thiếu tin cậy hay trung thành với bản thân?

Một chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Bắc Kinh từng có nghiên cứu liên quan đến hiện tượng “nói nghỉ là nghỉ” này của người trẻ. Theo ông, hành động nghỉ việc đó có thể được tính bằng giây nhưng suy nghĩ nghỉ việc chắc chắn không phải chuyện “giây 1 giây 2”.

Hiện tượng nói nghỉ việc là nghỉ của người trẻ hiện tại: Lấy niềm vui làm tiêu chuẩn, không thấy vui thì không làm - Ảnh 1.

Hiện tượng này thường xảy ra khi người trẻ không có cách nào để thuyết phục bản thân tiếp tục nhẫn nại, khi cán cân giữa thiệt và hơn bị phá vỡ, trạng thái “cảm thấy không đáng” sẽ nảy sinh. Khi sự đối lập giữa hạnh phúc và đau đớn, được và mất, sở hữu và hy sinh vượt quá giới hạn chịu đựng tâm lý một cách nghiêm trọng, chúng ta có khả năng sẽ đi đến quyết định cuối cùng là nghỉ việc.

Theo quan sát của chuyên gia tâm lý, những người trẻ có đặc điểm tính cách sau đây sẽ dễ đưa ra quyết định nghỉ việc nhất:

1. Type “bốc đồng”: Những người thuộc kiểu này không nghĩ nhiều đến hậu quả. Đối với họ, khoảng cách giữa suy nghĩ và hành động tương đối ngắn, do vậy, họ dễ mắc phải hành vi làm việc theo cảm tính. Khi bị cảm xúc lấn át, những người này sẽ đưa ra những quyết định có phần tiêu cực. Chẳng hạn như cảm thấy tức giận, đau khổ hay khó chịu, họ đều có thể viết ngay đơn xin nghỉ việc.

2. Type “ngoan cố”: Những người này có kì vọng riêng với sự nghiệp của mình và cảm thấy thế giới nên thích ứng với họ chứ không có chiều ngược lại, chẳng hạn như họ sẽ cố chấp cho rằng sếp của người khác tốt còn sếp của họ thì tồi. Về cơ bản, họ thích nhất là đổ lỗi cho người khác để miễn trừ trách nhiệm cho bản thân.

3. Type “hợp tình hợp lý”: Thoạt nhìn thì họ cũng “thích nghỉ là nghỉ” nhưng trên thực tế, quyết định đó đã được họ lên kế hoạch và cân nhắc trong một thời gian dài. Kiểu người này giống như một chiếc nồi áp suất. Đến một thời điểm nhất định, khi áp suất vượt quá điểm giới hạn, nó có thể phát nổ. “Nói nghỉ là nghỉ” chính là vụ nổ ấy.

“Nói nghỉ là nghỉ” tốt hay xấu?

Hiện tượng nghỉ việc nhanh chóng ở người trẻ được chia làm 2 loại: tích cực và tiêu cực. Những người nghỉ việc tiêu cực cảm thấy bất mãn với mọi nơi họ từng làm việc và luôn kén chọn chính người làm sếp họ. Trong khi đó, những người nghỉ việc tích cực luôn có kế hoạch rõ ràng, và biết mình có thể đóng góp gì cho nhà tuyển dụng.

Một phần nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ sự khác nhau trong quan niệm của thế hệ trẻ so với các thế hệ đi trước. Nếu bố mẹ của Gen Z không bao giờ cảm thấy công việc là điều gì đó hạnh phúc thì Gen Z lại trái ngược hoàn toàn. Khác với thế hệ trước, người trẻ bây giờ tin rằng niềm vui là tiêu chuẩn của tất cả mọi thứ. Tình yêu phải vui mới kiên trì, công việc phải vui mới gắn bó.

Hiện tượng nói nghỉ việc là nghỉ của người trẻ hiện tại: Lấy niềm vui làm tiêu chuẩn, không thấy vui thì không làm - Ảnh 2.

Điều này vô hình trung dẫn đến hậu quả là khả năng chịu đựng nỗi đau của người trẻ ngày càng giảm đi, có tiền cũng chẳng thể khiến họ vui lên. Khi bạn lấy cảm giác vui vẻ chủ quan làm tiêu chuẩn đánh giá công việc, rõ ràng, chúng ta sẽ nghiêm khắc với công việc hơn hẳn.

Trong mắt nhiều người trẻ hiện tại, dù họ rất giỏi một việc gì đó, nhưng nếu công việc ấy không mang lại cho họ sự hứng khởi và niềm vui thì dù làm tốt hơn nữa, họ vẫn không có được cảm giác thành tựu. Trong rất nhiều trường hợp, người trẻ nghỉ việc không đơn giản vì “không thích” mà còn vì họ đang muốn thử thách những điều “không thể”, thử thách phá bỏ khuôn khổ người khác đã định sẵn.

Ở một diễn biến khác, động cơ dẫn đến hiện tượng “nói nghỉ là nghỉ” còn là vì người trẻ cảm thấy bản thân càng ngày càng cách xa ước mơ, lý tưởng ban đầu. Khi người trẻ bắt đầu một công việc, đồng nghĩa với quá trình đo lường công việc của họ cũng bắt đầu: một bên là tiêu chuẩn khách quan, hình tượng của tôi trong mắt người khác, mức lương mà người khác đưa cho tôi…; một bên là chỉ số nội tại, chẳng hạn như giá trị cuộc sống, năng lực bản thân… Ngay khi phát hiện ra xung đột giữa hai bên, người trẻ sẽ lựa chọn bên “nhỉnh” hơn.

Hiện tượng nói nghỉ việc là nghỉ của người trẻ hiện tại: Lấy niềm vui làm tiêu chuẩn, không thấy vui thì không làm - Ảnh 3.

Có thể thấy, người trẻ càng ngày càng để tâm nhiều hơn đến cái gọi là hệ thống cảm giác của bản thân. Trong 10 năm đầu tiên đi làm, quá trình đấu tranh giữa đam mê và sự nghiệp của họ sẽ diễn ra không ngừng, sự hoang mang cũng là điều không thể tránh khỏi. Nói chính xác, đây không hẳn là điều xấu.

Con đường có thể nhìn thấy rõ ràng ngay lập tức nhất định không phải là của bạn, mà là con đường người khác đã đi. Theo xu hướng phát triển của thời đại, chính môi trường làm việc sẽ là thứ dần phải chủ động thay đổi để đón nhận lứa nhân lực mới. Khi người trẻ lựa chọn được những vị trí họ thực sự yêu thích, họ sẽ làm việc bằng đầy nhiệt huyết và tâm huyết, khi đó, năng lực của họ sẽ được phát huy tối đa và hiệu quả nhất. Còn trong một xã hội thiếu tính linh hoạt, ai cũng phải làm công việc mà họ không thích, hiệu quả xã hội sẽ giảm, chất lượng cuộc sống và cảm giác hạnh phúc cũng giảm theo.

Hiện tượng nói nghỉ việc là nghỉ của người trẻ hiện tại: Lấy niềm vui làm tiêu chuẩn, không thấy vui thì không làm - Ảnh 4.

Hiện tượng “nói nghỉ là nghỉ” của lực lượng nhân viên trẻ còn đưa ra những thách thức lớn hơn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Bất kể là công ty muốn giữ người ở lại, hay người muốn ở lại công ty thì công ty cũng phải có cách để thu được nhân tâm, biết được nhân viên thực sự muốn gì.

Trong tương lai không xa, các công ty chắc chắn sẽ càng ngày càng dễ chấp nhận tình trạng người trẻ bỏ việc hơn. Nhưng tiền đề là những người trẻ ấy phải đạt được những thành tựu nhất định trong giai đoạn họ gắn bó với công ty, cũng như nguyện vọng công việc cụ thể, để công ty hiểu bạn không phải một kẻ đào ngũ vô trách nhiệm.

Theo Pháp Luật và Bạn đọc

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…
Phenikaa “hành động xanh” hướng tới “tương lai xanh”
Với mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục, Trường Đại học Phenikaa không ngừng nỗ lực để duy…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa