“Khi công nghệ ngày càng phát triển và đang dần thay thế con người ở nhiều lĩnh vực thì năng lực tư duy sáng tạo sẽ là một trong những yếu tố then chốt để mỗi cá nhân khẳng định chính mình”, đại diện trường khẳng định.
Lớp học sáng tạo tại Phenikaa School
Với định hướng xây dựng ngôi trường hạnh phúc, truyền cảm hứng sáng tạo, Phenikaa School đầu tư phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ từ cấp tiểu học. Cô Nguyễn Thu Biên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa chia sẻ, nhiều phụ huynh cho rằng sáng tạo là tố chất bẩm sinh. Thực tế, để phát triển tối đa khả năng này, các con cần được rèn luyện để hình thành kỹ năng tư duy từ nhỏ, từ đó, thêm tự tin, niềm hứng khởi trong học tập.
“Khi con phát triển tư duy sáng tạo tốt, con sẽ bứt phá trong cuộc sống và rất nhiều môn học, dù là tiếng Việt, tiếng Anh hay các môn khoa học, nghệ thuật”, cô Biên nói thêm.
Theo tổ chức People for Education (Canada), sáng tạo ở trẻ là một chuỗi những hoạt động thú vị, bao gồm khám phá, thử nghiệm, trình bày… Khi trẻ tự do sáng tạo, tất cả các môn học đều trở nên thú vị.
Nếu trẻ tiếp thu kiến thức theo cách thụ động, giờ học sẽ diễn ra buồn tẻ và thiên về lý thuyết. Vì vậy, các nền giáo dục phát triển trên thế giới đã chuyển dần sang phương pháp đào tạo “lấy học sinh làm tâm điểm”. Tại Phenikaa School, thầy cô sẽ đóng vai trò là người tạo điều kiện để các con tự mình khám phá và tìm tòi để đưa ra cách giải quyết vấn đề. Phương pháp này tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân, thôi thúc phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.
Theo đó, Phenikaa School giảng dạy với nhiều hoạt động khơi gợi sự tò mò của trẻ. Trẻ dễ hình thành đam mê sáng tạo trong môi trường học tập thoải mái, khám phá thế giới quan. Tại trường, giáo viên sẽ khuyến khích học sinh tự nghi vấn, đồng thời, đặt câu hỏi gợi mở, tạo không gian để liên tưởng, suy ngẫm, ví dụ như “Nếu là một phi hành gia, con sẽ chế tạo một chiếc tàu bay thế nào, màu sắc ra sao?”.
Song song, trường tạo điều kiện cho trẻchủ động tìm tòi kiến thức để phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Từ đó, học sinh nhận thức một vấn đề sẽ có nhiều cách lý giải. Khi đưa ra đề bài, thầy cô chủ động gợi ý mở rộng góc nhìn, tiếp cận chủ đề từ nhiều hướng khác nhau, vận dụng đa dạng kiến thức.
Phenikaa School tạo thói quen này cho học sinh thông qua các buổi học liên môn trong chương trình đào tạo hoặc hoạt động sự kiện của nhà trường. Mới đây, học sinh trải nghiệm hoạt động chương trình “Tết Bốn Phương” với đề tài tìm hiểu về Tết trên các quốc gia khác nhau, kết hợp kiến thức môn Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn và Mỹ thuật để xây dựng mô hình lều trại, thuyết trình về ngày lễ truyền thống trên khắp thế giới. Các hoạt động này giúp học sinh hình thành thói quen chủ động tìm hiểu, liên tưởng, nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính đa màu sắc, làm giàu cả về kiến thức và trải nghiệm.