Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 03/05/24

Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng Cộng đồng học tập

Hiệu trưởng có năm vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng Cộng đồng học tập là: định hướng, truyền cảm hứng, hỗ trợ, làm gương và giám sát, điều chỉnh.

Sự kiện “Thắp lửa cùng tiến lên” năm 2024 – Leading Every Day do Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới – EduLightenUp tổ chức trong hai ngày 29.3 và 30.3.

Sự kiện là cơ hội để các nhà lãnh đạo, quản lý trường học kết nối với 200 nhà quản lý giáo dục ưu tú để tìm kiếm những thông lệ tốt, những thành tựu mới của khoa học – công nghệ, những đội ngũ chuyên gia cùng hợp lực phát triển cho nhà trường nói riêng cũng như nền giáo dục Việt Nam nói chung.

Tại sự kiện đã diễn ra các phiên hội thảo “Lãnh đạo hướng tới kết quả” và “Lãnh đạo cộng đồng học tập”, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước.

Nhà trường phải thực hiện được kết quả và các giá trị của hoạt động giáo dục

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh đầy biến đổi ngày nay, rủi ro ngày càng nhiều và khó định đoán nên mọi tổ chức đều phải thể hiện giá trị và kết quả của mình. Các trường học cũng không ngoại lệ. Nếu trước kia nhà trường chỉ cần thực hiện các nhiệm vụ thì giờ đây còn phải thực hiện được kết quả và các giá trị của hoạt động giáo dục.

Tại phiên hội thảo “Lãnh đạo hướng tới kết quả”, trao đổi về cách xây dựng mục tiêu của các tổ chức, đảm bảo mang lại giá trị cốt lõi là môi trường làm việc bền vững và giá trị thiết thực cho người lao động, người học, Thạc sĩ Hoàng Vân Anh, Giám đốc Chương trình Giáo dục Đại học và Kỹ năng, Hội đồng Anh cho biết, để hiện thực hóa được các kết quả cụ thể, cần xây dựng và tuân thủ quy trình thực hiện, từ bước xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn lực, thực hiện mục tiêu và tổng kết đánh giá. Xuyên suốt trong toàn bộ quy trình, rất cần các nhà lãnh đạo quản lý có thể phân tích dựa trên các công cụ và biện pháp cho phép giám sát, đánh giá rủi ro và chủ động điều chỉnh theo tình hình thực tế.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Còn theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa nhấn mạnh, lãnh đạo nhà trường phải tạo động lực, trao quyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đổi mới sáng tạo để đạt được kết quả mong muốn.

Thạc sĩ Đoàn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Phenikaa đã đề cập đến vai trò của văn hóa cải tiến liên tục nơi mọi thành viên của nhà trường phải thường xuyên được cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề thực tế. Các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận rất sôi nổi để đưa ra hành trình các nhà quản lý có thể lãnh đạo trường học thực hiện được các kết quả đã đề ra.

Thạc sĩ Đoàn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Phenikaa trao đổi ý kiến tại phiên thảo luận.

5 vai trò đặc biệt quan trọng của Hiệu trưởng trong xây dựng Cộng đồng học tập

Tại phiên thảo luận “Lãnh đạo cộng đồng học tập”, các chuyên gia cho rằng trường học không chỉ là nơi học sinh đến học tập, mà mọi thành viên của nhà trường đều không ngừng học tập để đạt được tầm nhìn, xây dựng Cộng đồng học tập, bản chất là phát triển năng lực thích ứng – khả năng phát triển các kĩ năng và cách nhìn mới của trường học bằng một hành động bắt buộc để thay đổi thành công.

Tiến sĩ Đàm Quang Minh Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục Equest cho biết, hành trình xây cộng đồng học tập của tập đoàn EQUEST có 3 điểm nhấn để tập trung vào học sinh, tập trung vào xây dựng lãnh đạo học tập.

Theo ông, đó là hành trình học hỏi và phát triển của mỗi cá nhân. Lãnh đạo và học tập là hai phần không thể tách rời nhau.

Tiến sĩ Lê Quân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Newton 5 cho rằng, Hiệu trưởng có năm vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng Cộng đồng học tập là: định hướng, truyền cảm hứng, hỗ trợ, làm gương và giám sát, điều chỉnh.

Các đại biểu cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia.

Hiệu trưởng không chỉ cần quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn giáo viên mà cần phát triển năng lực cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; cần biết rõ năng lực thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để có những hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng luôn phải là người làm gương về học tập không ngừng.

Tiến sĩ Lê Quân nhấn mạnh, cách nhìn nhận về bồi dưỡng giáo viên, nhân viên gần đây đã có nhiều thay đổi, từ chỗ học tập trung hàng năm và giống nhau cho mọi giáo viên chuyển sang học tập liên tục, thường xuyên, tại nhà trường, học tập theo nhóm chuyên môn, học hỏi lẫn nhau và tạo thành một cộng đồng học tập để đạt được các mục tiêu giáo dục nhà trường đã đề ra trong quá trình thay đổi.

Có thể coi việc Hiệu trưởng lãnh đạo cộng đồng học tập chính là quá trình truyền cảm hứng, hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh có ước mơ mạnh mẽ hơn, học tập nhiều hơn để có đủ năng lực hành động và thành công hơn mỗi ngày trong quá trình nhà trường đổi mới, vươn lên tầm cao mới.

 

 

Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân

 

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Suối Nguồn tình yêu – nơi yêu thương vun đắp
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi”.  Những…
‘Đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, cơ bản là chưa đủ’
Để đáp ứng 10.000 kỹ sư ngành vi mạch lành nghề mỗi năm, theo GS. TS Nguyễn Văn Hiếu, Phó…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa