- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Mục tiêu đi làm của nhiều người đầu tiên chính là tiền lương, tiền lương với nhiều người chính là cơ sở để họ lựa chọn có nên làm tại công ty đó hay không, một công ty có chế độ lương ổn định, cao thì sẽ thu hút được rất nhiều người lao động muốn làm việc. Khi làm việc bạn mong muốn được mức lương cao, nhưng làm thế nào để được tăng lương đó là một trong nhưng khó khăn đối với những người đi làm. Dưới đây, là 3 cuốn sách hay về về tiền lương mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị và thiết thực.
“Làm Thế Nào Để Tăng Lương” – của tác giả Napoleon Hill – 17 nguyên tắc thành công của nhà tư bản vĩ đại người Mỹ Andrew Carnegie – cuốn sách đã truyền cảm hứng đến độc giả toàn thế giới với những bài phỏng vấn Ngài Andrew Carnegie một nhà tư bản vĩ đại bắt đầu công việc từ năm 13 tuổi với mức lương 1.2 đô la mỗi tuần, ông sẽ chia sẽ những kinh nghiệm để bạn luôn tin tưởng rằng nếu bạn khao khát và tin tưởng điều gì, không bao giờ bỏ cuộc bạn sẽ đạt được thành công .
Với những câu hỏi phỏng vấn mà tiến sỹ Napoleon Hill đặt ra cho Ngài Andrew Carnegie, những nguyên tắc, kinh nghiệm, triết lý của Ngài Andrew Carnegie sẽ giúp bạn tìm thấy được cách để kiếm tiền, đồng thời tìm ra cách để tăng thu nhập, cũng như tìm được hạnh phúc, bình yên cho chính mình.
“Một triết lý về thành công đầy đủ phải thể hiện một cách rõ ràng tất cả những nguyên tắc dẫn tới thành công, cũng như những nguyên nhân dẫn tới thất bại.” là một trong những yêu cầu của Ngài Andrew Carnegie khi bắt đầu cuộc phóng vấn.
Nguyên tác đầu tiên trước hết trong 17 nguyên tắc đấy chính là nguyên tắc Mục đích rõ ràng. “Nghiên cứu về cuộc đời của bất cứ một người thành công nào, anh sẽ thấy răng anh ta có mục tiêu cụ thể; anh ta có một kế hoạch để đạt được mục tiêu đó; anh ta dành phần lớn suy nghĩ và nổ lực của mình để đạt được mục tiêu đó.”
Nếu bạn muốn thành công, tăng thêm thu nhập, có một cuộc sống hạnh phúc bình yên, hãy đón đọc cuốn sách này để tìm cho mình một mục tiêu, mục đích rõ ràng hướng đến những thành công trong cuộc sống.
Mỗi chúng ta ai cũng có những tài năng đặc biệt của riêng mình, chẳng qua là chúng ta chưa khám phá hết được giá trị của bản thân để tìm ra tài năng thực sự của mình. Nhưng tài năng thôi thì chưa đủ để đạt được thành công cuối cùng. “Có tài năng vẫn chưa đủ, bạn phải nắm vững công việc. Hãy để đam mê tiếp nhiên liệu cho khát vọng, đó là cách tốt nhất để bạn nhận ra niềm đam mê trên con đường riêng của mình để bạn trở thành người giỏi nhất bạn nhận ra nó khi chiếu sáng con đường của riêng mình.Thành công sẽ đến với những người sẳn sàng vượt qua trở ngại dù nghịch cảnh, thách thức và những khi lạc hướng.”
“Khi trí óc và con tim đều nhìn về cùng một hướng, bạn có thể tạo ra những bước đi xác thực cho thành công của mình.” Khi bạn có mục tiêu, mục đích hãy không ngừng trau dồi nó, đặt niềm tin bằng cả khối óc và con tim vào niềm đam mê đó bạn sẽ tạo ra cho mình những con đường tốt nhất đến được thành công mà bạn muốn. “Hãy làm gì bạn thích và tiền bạc sẽ bước theo sau” điều đầu tiên để làm được một công việc nào đạt hiệu quả tốt nhất bạn phải yêu thích nó trước đã, yêu thích nó thì có khó khăn gì bạn cũng có thể đủ mạnh mẽ, đủ lý do để vượt qua.
Cuốn sách “Chuyên Gia Được Trả Lương Cao” – của tác giả Debbie Allen sẽ là những bí quyết “Biến đam mê và kỹ năng thành tài sản khi trở thành chuyên gia”. Trong cuốn sách này bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa một chuyên gia và một người bình thường, sự thành công và nổi bật trong công việc của một chuyên gia được bắt đầu và thực hiện ra sao.
Bạn đi làm vì mục tiêu gì? Có phải là tiền lương? Hẳn nhiên là như vậy rồi, nhưng nó không phải là tất cả, trong một tổ chức, doanh nghiệp nếu toàn bộ nhân lực của họ làm hoàn toàn vì mục đích tăng lương, thăng chức, đi làm luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết, thì có lẽ doanh nghiệp đó sẽ sớm phá sản vì những mục tiêu, ý tưởng, chiến lược sẽ dần không còn là mục tiêu chung nữa, mà chỉ là của cá nhân, tinh thần làm việc tập thể sẽ không còn.
Cuốn sách “Tiền Lương Chưa Bao Giờ Là Tất Cả” của tác giả Fred Kofman sẽ chỉ ra cho bạn rằng “những khích lệ về vật chất chỉ chiếm 15% động lực làm việc của nhân viên. 85% còn lại đến từ nhu cầu được trân trọng, thuộc về và cảm giác tạo ra sự khác biệt mỗi ngày, cũng như cống hiến vì một sự nghiệp cao cả hơn bản thân họ. Và những nhà lãnh đạo “siêu việt”, dù ở cấp bậc nào, đều có thể gạt sang một bên lợi ích cá nhân và giúp mọi người trong tổ chức hoàn thành sứ mệnh vĩ đại ấy.”