Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Sunday, 24/11/24

[REVIEW SÁCH] BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN – ĐẶNG HOÀNG GIANG

“Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, một tác phẩm đánh trúng vào tâm lý của dư luận về một xã hội khi mà có quá nhiều sự “bức xúc”, sự “bức xúc” đang dần xâm lấn, chiếm dụng, thay thế cả những điều tích cực và khích lệ. Và chắc hẳn rằng không ai trong chúng ta là những người vô can của sự “bức xúc”.

Đặng Hoàng Giang được biết đến là một tác giả với trình độ học vấn đáng nể, thạc sĩ về Công nghệ Thông tin (Đại học Kỹ thuật Ilmenau, Đức ), tiến sĩ về kinh tế phát triển (Đại học Công nghệ Vienna, Áo). Những nghiên cứu, những lý luận của Ông được đông đảo mọi người công nhận bởi tính thực tế, nhân văn và lòng nhân ái hướng về những tầng lớp thấp trong xã hội. “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” với 26 mẫu chuyện với 26 góc nhìn khác nhau đầy thú vị, với giọng văn thẳng thắn, bộc trực và rất thực. Tất cả đều là những câu chuyện có thực, đôi lúc bạn sẽ bật cười vì cái thực của nó, nhưng rồi sẽ phải gật gù thán phục vì những bài học đúc kết ra từ những câu chuyện đó. Những câu chuyện có thể kể đến như: “Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót. Họ phá phách vô phương hướng và vô nghĩa. Lại chuyện bia, thịt chó và ấn đền Trần. ‘Sống chung với lũ’ và chủ nghĩa anh hùng thường nhật. Người nghèo không có lỗi. Bức xúc không làm ta vô can. Cơ thể giả, khát vọng thật. Bi kịch của sự hào nhoáng. Vẻ đẹp của người đứng một mình,…”

Chắc rằng chúng ta vẫn còn nhớ cái vụ “hôi bia” ở Đồng Nai, vào thời điểm đó báo chí đưa tin rất nhiều. Hay câu chuyện về những thanh niên Nghệ An “đánh hôi” hội đồng “kẻ trộm chó”. Câu chuyện về những công nhân ở Thái Nguyên hung hăng đập phá nơi mình làm việc. Tác giả sẽ có những lý giải về tâm lý đám đông, sự thay đổi nhanh chóng của những người vốn dĩ hiền lành trở nên hung hăng như vậy. “Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó một cảm giác về quyền lực. Trong đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình mạnh mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai vừa bê bia vừa trừng mắt quát người tài xế xe tải: ‘Báo công an đi, ông thách đấy!’.” “Thực chất, sự hung hãn của người nghèo, của những người ở đáy xã hội, tới từ cảm giác bất lực, ngoài lề, không làm chủ được cuộc đời mình. Họ thấy mình như kẻ lạ trên chính đất nước của mình, bị bỏ rơi, bị lãng quên. Họ thấy mình kém cỏi, vô giá trị. Cũng vì thế, khi đã ngấm cái say của một đám đông nổi loạn thì họ hân hoan như đang tham dự một cuộc vui điên dại.”

Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ những quan điểm như chuyện về 3 tỷ lít bia, 5 triệu con chó, hay 500.000 ấn đền. 3 tỷ lít bia tại Việt Nam thoạt nghe, nhiều người sẽ hốt hoảng vì tửu lượng của người dân Việt, nhưng thực ra con số này không gây sốc đến vậy và không có gì phải băn khoăn ở đây, “người Úc uống bia nhiều gấp 3 lần người Việt”, ta phải nhớ là ở xứ lạnh không ra mồ hôi như Tiệp Khắc thì 160 lít của họ sẽ gần với 180-200 lít hơn, còn 33 lít ở ta thì thực ra chỉ còn 20 lít vì mùa hè nó túa ra theo lỗ chân lông hết, vả lại bia hơi vỉa hè thì làm sao mà đo được lượng cồn với Pilsner Urquell”. 5 triệu con chó được tiêu thụ trên bàn ăn mỗi năm tại Việt Nam là một con số quá lớn đối với nhiều nước đang phản đối việc ăn “thịt chó”, nhưng khi nhìn sang Hàn Quốc, bạn sẽ thấy con số còn lớn hơn thế, Hàn Quốc thậm chí họ còn ngâm cả “rượu chó” làm thức uống hồi phục sau phẩu thuật, tống lượng chó tiêu thụ mỗi năm lên đến 11.9 triệu con. “Theo các nhà xã hội học, người ta càng có nhu cầu bám vào các thế lực siêu nhiên khi cuộc sống của người ta càng bấp bênh, bất an, ngoài vòng kiểm soát. Nói một cách khác, khi xã hội không có thượng tôn pháp luật, không đem lại cho người dân an sinh, cảm giác an toàn, chắc chắn, được che chở, bảo vệ, thì người ta phải nương tới cửa thánh thần.”

“Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” của tác giả Đặng Hoàng Giang một cuốn sách không hề khô khan, những câu chuyện được nêu ra đều chạm vào điểm nóng của dư luận, mang hơi hướng của cuộc sống hiện thực, một điều thu hút của cuốn sách chính là cái “thực” của nó. Mỗi câu chuyện không hẳn là kể lại mà được nhìn nhận theo một góc nhìn mới mẻ, phân tích đa chiều và kết luận rõ ràng. Cuốn sách “ Bức xúc không làm ta vô can” thực sự không thể thiếu trên kệ sách của bạn, thiếu nó sẽ là một điều vô cùng hối tiếc.

 

Nguồn: Internet

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa