Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 21/11/24

VỊ TẾT BA MIỀN

VỊ TẾT BA MIỀN

Chị Quách Thị Nhung – Ban Truyền thông, Tập đoàn Phenikaa

Tết, ai cũng tất bật cất lại những bộn bề để về bên gia đình, vui vẻ bên mâm cơm đoàn viên. 

Tết, người người tay bắt mặt mừng, chúc nhau những lời tốt lành để năm mới được vạn sự như ý. 

Tết, là lúc những mùi hương đặc trưng lan tỏa mọi ngóc ngách, làm ta bất giác một nụ cười an nhiên vô cùng. 

Khép lại một năm đã qua, chắc hẳn trong mỗi thành viên của Đại Gia đình Phenikaa, ai cũng mong dành thời gian bên gia đình, cảm nhận sự ấm áp của tình thân, tình yêu, quên đi rét buốt, giá lạnh mùa đông, quên cả mệt mỏi, bộn bề cuộc sống. Mỗi chúng ta dù đến từ những vùng miền khác nhau, được thừa hưởng những phong tục tập quán khác nhau, nhưng Phenikaa đã trở thành ngôi nhà chung của tất cả chúng ta, là niềm tự hào chảy trong huyết quản của tất cả các thành viên. Ba miền Bắc – Trung – Nam cho dù có những phong tục, truyền thống khác nhau, song chúng đều mang ý nghĩa thiêng liêng, tạo nên những vị Tết rất riêng của dân tộc.

Miền Bắc 

Tết đến xuân về, cả Bắc bộ như khoác lên mình một màu đào tươi thắm.Theo quan niệm, hoa đào tượng trưng cho sự may mắn. Vì thế, ai ai cũng đều chọn một cành đào thật ưng ý, với mong ước mang lại sự an lành, hạnh phúc cho gia đình.

Người dân miền Bắc chủ yếu chơi hoa đào trong dịp Tết cổ truyền.

Nhắc tới ẩm thực Tết miền Bắc, không thể không nhắc đến món bánh chưng. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, đất trời xứ sở và là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt, đặc biệt phía Bắc, mỗi dịp Tết đến xuân về.

Bánh chưng là món ăn mang đậm nét văn hóa đặc trưng ngày Tết, thể hiện lòng kính yêu, sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất

Là một người con thuộc vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi vua Hùng gây dựng cơ nghiệp nước Văn Lang, cũng là nơi sản sinh ra tục làm bánh chưng bánh dày, chị Đinh Thị Phương Hằng – Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Phenikaa chia sẻ: “Ngày Tết ở quê tôi có một đặc trưng đó là gói bánh chưng tày, trong miền Nam hay gọi là bánh tét, hồi sinh viên có lần tôi mang bánh chưng tày đi, các bạn của tôi có hỏi là: Ôi nhà Hằng sao gói nhiều giò thế? Đến bây giờ mà vẫn còn thừa nhiều thế?”. 

Chị Đinh Thị Phương Hằng – Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Phenikaa

Cũng giống như nhiều nơi khác, nguyên liệu để làm bánh chưng gồm có: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong. Theo chị Hằng, để bánh thơm ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. “Lá dong phải chọn lá bánh tẻ bản to vừa, cuống tước mỏng; gạo là gạo nếp cái hoa vàng; đỗ xanh phải sạch vỏ, thơm, ngon; thịt lợn thường là thịt ba chỉ hoặc thịt nửa mỡ nửa nạc nuôi tự nhiên không cám tăng trọng”. 

Miền Trung

Trong không khí rộn ràng của xuân mới, người miền Trung náo nức chào xuân với hương thơm của bánh tét, của dưa món, của nem chua, của tré bên cành mai vàng sắc nắng. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, khiến bao người con xa xứ nhớ nhung mỗi độ xuân về.

Những đòn bánh Tét đặt trưng miền Trung 

Sinh ra và lớn lên tại Quảng Thành – Quảng Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Nguyễn Văn Được – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Phenikaa Huế chia sẻ: “Ở Huế Tết đặc trưng là có mai vàng truyền thống. Tết bắt đầu khá sớm vào khoảng ngày 20 tháng Chạp âm lịch. Vào thời điểm này, mọi người sẽ bắt đầu sửa soạn đón Tết. Đối với người dân miền Trung thì mối dây liên hệ gia đình vô cùng quan trọng. Vì vậy, cho dù đi làm ăn xa, đến ngày 30 Tết mọi người đều sắp thời gian để kịp về sum họp, quây quần bên gia đình. Ngày mùng 1 Tết mọi người sẽ cùng nhau đi chùa cầu bình an cho gia đình năm mới, tiếp đó là các hoạt động chúc Tết hoặc tham gia lễ hội truyền thống, dân gian của làng quê.

Anh Nguyễn Văn Được – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Phenikaa Huế

Ngày 23 tháng Chạp, khác với người miền Bắc có tục thả cá vàng để tiễn ông Táo về trời. Người miền Trung không cúng cá chép vì kiêng theo sự tích cá chép hóa rồng, mà rồng lại tượng trưng cho vua chúa nên không được chạm đến.

Trong mâm cơm cúng ông Táo của người miền Trung, ngoài một mâm cỗ mặn, người dân thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Sau lễ cúng, tượng ba ông Táo quân cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt ở một góc đình, miếu hoặc gốc cây đầu làng, đồng thời rước tượng ba Táo quân mới để bắt đầu một năm mới nhiều bình an và may mắn. 

Miền Nam

Khác với cái lạnh se sắt ở miền Bắc, Nam Bộ đón Tết trong tiết trời ấm áp cùng cành mai vàng rực rỡ trong nắng xuân. Người dân Nam bộ xem hoa mai như biểu tượng của sự trường thọ và ngũ phúc (phước, lộc, thọ, khang, ninh). Trong sắc xuân rực rỡ, nhà nhà đều sắm một chậu mai lớn để trước cửa hoặc mua vài cành bé xinh để trưng bày ngày Tết, đồng thời dán cả hoa mai giấy trang trí khắp tường, cửa để mang không khí Tết đong đầy nơi tổ ấm. 

Trong khi miền Bắc chuộng hoa đào, ngày Tết của người dân miền Nam lại không thể thiếu được cành hoa mai.

Đến từ Đồng Nai, khi được hỏi về nét đặc trưng của ngày Tết quê mình là gì? anh Trần Huy Hoàng – Phó Quản đốc Phân xưởng Sản xuất – CTCP Công nghiệp Trần Long hồ hởi chia sẻ: “Không khí Tết ở miền Nam diễn ra vào giữa rằm tháng chạp âm lịch, vì ở đây có phong tục cúng đình thần Miếu Bà vào ngày 15 – 16 tháng Chạp hàng năm. Như ở Đồng Nai quê mình, bên cạnh nét đặc trưng như hoa mai, hoa mào gà, hoa cúc, không thể không nhắc đến các loại ẩm thực mùa tết như bánh Tét, thịt kho tàu, nồi canh khổ qua. Món canh khổ qua là ẩm thực đặc biệt của Tết miền Nam, thường được nấu để cúng vào ngày 30 Tết với ý nghĩa: mong cái “khổ”, điều bất như ý mau qua, để điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới”.  

Anh Trần Huy Hoàng – Phó Quản đốc PX Sản xuất – CTCP Công nghiệp Trần Long.

Cùng chung một tinh thần, một hồn Việt, nhưng Tết Nguyên đán lại mang những nét đẹp về văn hóa truyền thống, về phong tục tập quán rất đặc trưng của từng vùng miền. 

Mỗi thành viên Phenikaa dù được sinh ra, lớn lên từ những vùng miền khác nhau, nhưng ngoài gia đình nhỏ, mỗi người đều có một gia đình lớn mang tên Phenikaa.

 Ba miền Tết thật đó, nhưng chỉ có một và duy nhất một Phenikaa trong trái tim mỗi người! 

 

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…
Phenikaa “hành động xanh” hướng tới “tương lai xanh”
Với mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục, Trường Đại học Phenikaa không ngừng nỗ lực để duy…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa