Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 10/10/24

Vì sao phát triển bản thân quan trọng hơn phát triển sự nghiệp?

Chú trọng vào phát triển bản thân là điều mình đã được giáo dục từ nhỏ. Thế nhưng, gần đây mình càng hiểu sâu sắc hơn về tư duy này nhờ đọc một cuốn sách của tác giả Jim Rohn có tên là “Bảy chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc”.

Trong chương 6 của cuốn sách – rất mỏng thôi, tác giả nói về một tư tưởng mà theo mình đã tóm lược lại tất cả những gì mình muốn chia sẻ về việc phát triển bản thân trong công việc. Đó là “Hãy làm việc cật lực cho chính mình hơn công việc”.

Vì bạn trở thành người thế nào quan trọng hơn những gì bạn gặt hái được

Câu hỏi quan trọng phải hỏi trước khi làm một việc gì đó không phải là tôi sẽ nhận được gì. Thay vào đó, bạn nên hỏi tôi sẽ trở thành người thế nào. Việc bạn trở thành ai sẽ tác động trực tiếp đến những gì bạn nhận được.

Khi bạn làm việc chỉ vì kết quả công việc, thu nhập bạn nhận được có thể tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Công ty bạn đang gắn bó có thể phát triển hơn và bạn vui cho sự phát triển đó. Nhưng về lâu dài, khi bạn quên mình vì công ty, không chỉ bạn cảm thấy mình dần kiệt sức, thiếu động lực mà ngay chính công ty cũng bị ảnh hưởng.

Khi bạn làm việc cho bản thân, bạn có nhiều sự chủ động hơn. Mọi kết quả đầu tư bạn dành cho bản thân cũng rõ ràng hơn và dễ dàng đo lường hơn. Nếu điều kiện chưa cho phép bạn có công việc kinh doanh riêng, bạn vẫn hoàn toàn có thể vận dụng tư duy “làm chủ” khi đang làm công, bằng cách chọn một công việc mà ở đó sự phát triển bản thân của bạn cũng có lợi cho công ty, và ngược lại.

Vì thu nhập hiếm khi nào vượt qua mức phát triển của bạn

Nguồn cottonbroPexels
Nguồn: cottonbro/Pexels

Hay nói cách khác, bạn không phát triển thì thu nhập hiếm khi nào tăng lên.

Nếu bạn muốn một mức thu nhập trên trung bình, bạn phải là một người trên mức trung bình, bằng cách đầu tư vào bản thân, học thêm những kiến thức mới, sở hữu một bộ kỹ năng khó bị thay thế bởi người khác.

Cũng có một số trường hợp bạn không cần cố gắng quá nhiều nhưng thu nhập vẫn có một cú nhảy vọt, như nhờ trúng xổ số chẳng hạn. Nhưng đã có rất nhiều trường hợp thực tế cho thấy rằng, khi bản thể của bạn chưa sẵn sàng để biết cách quản lý và sử dụng số tiền lớn này thì chẳng mấy chốc chúng cũng theo gió mà bay đi.

Có một câu nói nổi tiếng thế này: Nếu bạn lấy tất cả tiền bạc trên thế giới và chia thành những phần bằng nhau cho tất cả mọi người thì chúng cũng sẽ nhanh chóng quay lại chỗ cũ của nó như trước kia. Bởi thu nhập của bạn sẽ tương đương với khả năng bạn có thể quản lý chúng.

Mình thấy có rất nhiều bạn trẻ (trong đó có cả mình hồi xưa) khi đi làm luôn canh cánh nỗi lo bị mất việc, bị trừ lương nếu mình mắc lỗi này lỗi kia. Mình không dám thoát khỏi vòng an toàn để nộp đơn cho những công việc khác. Đó có thể là vì mình chưa phát triển đủ để rời khỏi công việc hiện tại. Và ngược lại, chính thái độ lo sợ, nơm nớp cũng là thứ khiến chúng ta khó phát triển.

Như tác giả Jim Rohn có nói, nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình thì bạn phải thay đổi bản thân trước đã. Nếu không thay đổi thì bạn sẽ chỉ nhận được kết quả y hệt như đang có.

Vì tương lai của bạn lớn hơn công việc hiện tại

Khi còn làm công sở, có một thời gian mình mang sách IELTS lên văn phòng và phải nhận lại rất nhiều ánh mắt soi mói như muốn hỏi “có phải đang học để kiếm việc khác không?”.

Đúng là sau đó mình nhảy sang việc khác thật. Và một lý do lớn là vì môi trường đó không khuyến khích mình phát triển cá nhân.

Chúng ta gắn bó với một công việc đôi khi không phải vì nó cho ta sự ổn định, mà vì ta có một môi trường tự do phát triển, nhất là khi bạn ở độ tuổi 20, 30.

Trong team The Present Writer, mình cũng khuyến khích các bạn làm việc cùng hãy “đặt bản thân lên trước” (put yourself first). Mình thường xuyên tham vấn cho các bạn trong việc phát triển bản thân, thậm chí là giúp các bạn tìm việc mới, làm hồ sơ du học hay xây dựng doanh nghiệp riêng. Mình không bắt buộc các bạn phải làm một công việc, bởi chính mình cũng có nhiều công việc khác nhau.

Ngoài ra, “đặt bản thân lên trước” cũng có nghĩa là bạn hãy ưu tiên dành những giờ đầu tiên trong ngày cho những thứ có lợi cho sự phát triển cá nhân. Những công việc hành chính, công việc có tính lặp lại trong ngày thì đưa xuống vào những giờ mình còn ít năng lượng hơn. Đây là triết lý làm việc của riêng mình trong cuộc sống, cũng như khi mình làm việc với team.

Nguồn cottonbroPexels
Nguồn: cottonbro/Pexels

Kết

Nếu bạn đang làm ở một công ty, tổ chức, công sở nào đó thì mình mong rằng bạn có thể dành thời gian nhìn lại cả hành trình xem bạn đã phát triển thế nào, có đúng với kỳ vọng ban đầu của bạn chưa?

Còn nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay đang làm quản lý tại một công ty, tổ chức thì Chi cũng hy vọng qua bài viết này bạn hiểu được hơn ý nghĩa công việc đối với những người làm cùng với mình. Những bạn trẻ bây giờ không chỉ làm việc vì tiền, vì đam mê, mà còn vì sự phát triển của bản thân.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN PHENIKAA ĐƯỢC BIỂU DƯƠNG LÀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT THỦ ĐÔ NĂM 2024
Hòa chung không khí chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), sáng ngày…
CHUNG KẾT GIẢI TENNIS PHENIKAA CUP
Với tinh thần khỏe để cống hiến, tạo ra nhiều giá trị hơn cho Tập đoàn và xã hội, Giải…
[REVIEW SÁCH] CÓ LÀM MỚI CÓ SAI – NOBORU KOYAMA
Bất cứ ai khi bắt đầu một công việc mới, hay chuyển nhà đến một nơi mới,.. bắt đầu một…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa