Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Sunday, 24/11/24

Trường Đại học Phenikaa và Đại học Sydney công bố kết quả Dự án nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em khuyết tật tại Ba Vì

Sáng ngày 02/10/2024, Khoa Kỹ thuật Y học – Trường Đại học Phenikaa đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở trẻ em khuyết tật tại Ba Vì, Việt Nam 2024”. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác giữa Trường Đại học Phenikaa và Đại học Sydney, với sự tài trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT).

Không gian Hội thảo báo cáo kết quả Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở
trẻ em khuyết tật tại Ba Vì, Việt Nam 2024″

Dự án nhằm cải thiện tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở trẻ em khuyết tật – nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước các bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Ba Vì (Hà Nội) bởi nhóm nghiên cứu liên ngành từ Trường Đại học Phenikaa, GS Cao Minh Châu, PGS Nguyễn Văn Bàng, BS Khúc Thị Hồng Hạnh và GS. Elizabeth Elliott – Đại học Sydney và Liên minh Bại não Úc.

Trong giai đoạn đầu của Dự án, nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm khảo sát tỷ lệ bao phủ vắc xin tiêm chủng mở rộng (TCMR), một số vắc xin ngoài Chương trình TCMR và COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 17 tuổi có khuyết tật từ tháng 3 đến 5/2024. Kết quả khảo sát 155 trẻ em khuyết tật và người chăm sóc các em cho thấy, thứ nhất, trẻ gặp phải những khó khăn gồm: khuyết tật về giác quan (nghe và nhìn), giao tiếp, vận động, học tập và nhận thức.

Nhóm nghiên cứu liên ngành giữa Trường Đại học Phenikaa và Đại học Sydney phối hợp triển khai
và thực hiện dự án

Thứ hai, tình trạng tiêm chủng đối với các vắc xin trong Chương trình TCMR thường quy đã được đánh giá dựa trên thông tin sổ tiêm chủng, dữ liệu tiêm chủng từ Trung tâm Y tế huyện Ba Vì và người chăm sóc cung cấp.

Theo đó, báo cáo cho thấy 47,9% trẻ em tham gia nghiên cứu được tiêm chủng đầy đủ 10 loại vắc xin trong Chương trình TCMR (1 lao, 3 OPV + 1 IPV/3 IPV, 4 HepB, 4 DPT, 3 HiB, 2 Sởi, 1 Rubella, 3 JEVAC/2 IMOJE). Do đó, trong nghiên cứu này, trẻ em có khuyết tật – những người có nguy cơ cao hơn đối với các hậu quả của bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin – có khả năng tồn tại những khoảng trống về miễn dịch đáng kể.

Điều đáng khích lệ là tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở các nhóm tuổi trẻ hơn trong nghiên cứu, những trẻ sinh từ năm 2015 đến 2022, cao hơn nhưng vẫn chưa đủ. Đối với các nhóm tuổi này, dữ liệu đáng tin cậy hơn được sử dụng, tình trạng tiêm chủng được đánh giá dựa trên sổ tiêm chủng hoặc dữ liệu phòng tiêm chủng với 57% trẻ được các định tiêm chủng đầy đủ 10 loại vắc xin trong chương trình TCMR;

Trong số 131 trẻ trên 5 tuổi đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19, 39,7% chưa tiêm bất kỳ liều. Trẻ em có khuyết tật có nguy cơ cao hơn đối với các hậu quả nghiêm trọng của COVID-19 và do đó, nhiều trẻ trong nghiên cứu này chưa được bảo vệ đầy đủ.

Các đại biểu tham gia thảo luận sôi nổi và đề xuất nhiều giải pháp hữu ích để
nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em khuyết tật 

Trong giai đoạn hai, nghiên cứu định tính được thực hiện với 4 cuộc thảo luận nhóm với người chăm sóc, nhân viên y tế lãnh đạo/người có ảnh hưởng trong cộng đồng. Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều rào cản đối với việc tiêm chủng cho trẻ khuyết tật, bao gồm các bệnh mắc kèm khiến trẻ phải điều trị kéo dài, bỏ lỡ lịch tiêm chủng, khó khăn trong việc đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng và sự tự ti của cha mẹ.

Trước kết quả trên của dự án, hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm đại diện từ DFAT, Đại sứ quán Úc, Đại học Y Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các tổ chức xã hội và cha mẹ trẻ khuyết tật. Các bên đã thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em khuyết tật.

GS.TS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Nhà Trường phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, GS.TS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Nhà Trường nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai trường đại học và bày tỏ kỳ vọng về các dự án hợp tác trong tương lai.

Kết quả của Dự án này không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng trẻ em khuyết tật tại Ba Vì, mà còn cung cấp cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng chính sách và chiến lược tiêm chủng hiệu quả hơn trên phạm vi toàn quốc; đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng cho trẻ em khuyết tật và đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình tại địa phương.

Một số hình ảnh tại Hội thảo: 

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa