Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 11/10/24

Trường Đại học Phenikaa đồng hành cùng Hội thảo “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023”

Ngày 28/7 – 29/07/2023, tại Trường Đại học Phenikaa đã diễn ra Hội thảo “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023” (Vietnam English Language Teaching Forum 2023), do Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh VietTESOL và Đề án Ngoại ngữ quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào Đào tạo (Bộ GD-ĐT), Trường Đại học Phenikaa và Văn phòng Ngôn ngữ Tiếng Anh Khu vực – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phối hợp tổ chức.

Hội thảo “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023” (Vietnam English Language Teaching Forum 2023) được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa

Tham dự Hội thảo, có sự góp mặt của TS. Phạm Tuấn Anh – Phó cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT); GS.TS. Nguyễn Ngọc Hà – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lí chất lượng Bộ GD-ĐT; TS. Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng Ban Quản lí Đề án Ngoại ngữ Quốc gia Việt Nam – Bộ GD-ĐT; GS.TS Nguyễn Văn Khang – Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống”; GS.TS. Nguyễn Hòa – Chủ tịch hội nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh VietTESOL; Ông Jerrold Frank – Giám đốc văn phòng tiếng Anh Khu vực, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam; GS.TS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa và đại diện các cơ quan quản lí Nhà nước như Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công An, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp; lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các cơ sở Giáo dục Phổ thông, Đại học, Học viện, Cao đẳng và dạy nghề; các Nhà giáo, Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và các đơn vị thông tấn báo chí. 

Mục tiêu chính của Hội thảo hướng đến xây dựng một Diễn đàn cho các Đại biểu có chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh chia sẻ, thảo luận các vấn đề về giảng dạy tiếng Anh ở khu vực khó khăn, hẻo lánh; những đóng góp tích cực và tiêu cực của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy tiếng Anh nhằm xây dựng một kế hoạch tổng thể phục vụ cho công tác thiết kế học tập và xu hướng giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh (EMI). Qua đó, nhằm đánh giá chính xác từng vấn đề, góp phần đưa ra những đề xuất giải quyết khó khăn, thách thức trong việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam đang gặp phải một cách toàn diện nhất.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa nhấn mạnh, Hội thảo “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023” là một sự kiện quan trong đối với trường Đại học Phenikkaa và rất ý nghĩa đối với lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ, nơi trao đổi học tập tư vấn chính sách thường niên dựa trên ý kiến của các nhà khoa học quản lý, hoạch định chính sách, nghiên cứu của các giáo viên giảng dạy tiếng Anh. Diễn đàn cũng là cột mốc đánh dấu cho sự hợp tác, đồng lòng của tất cả các đơn vị trong ngành về việc cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh ở các trường đại học, các trường phổ thông tại Việt Nam.

GS.TS. Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa cho biết, đây là một sự kiện hết sức lớn lao đối với Trường ĐH Phenikaa

GS.TS. Phạm Thành Huy cho biết “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023” sẽ tập trung vào ba chủ đề quan trọng, đầu tiên là dạy học tiếng Anh ở các khu vực khó khăn, đây là cơ hội để các thành viên trong diễn đàn có thể trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp hiệu quả hỗ trợ việc giảng dạy và học tiếng Anh cho những học sinh đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ này.

Chủ đề thứ hai là Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy tiếng Anh, chúng ta đều biết sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI trong thời gian vừa qua đã có những tác động lớn trong việc thay đổi biện pháp giảng dạy, tăng cường tương tác cá nhân hóa học tập. Vậy nên, hãy cùng nhau khám phá, thảo luận về tiềm năng của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy và học tập tiếng Anh. Cuối cùng là tập trung vào việc giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh tại Việt Nam, đây là một xu hướng ngày càng phát triển đem lại cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn tiếng Anh cho sinh viên.

Dạy học tiếng Anh ở các khu vực khó khăn, đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp hiệu quả hỗ trợ việc giảng dạy và học tiếng Anh cho những học sinh đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ này. 

Chia sẻ quan điểm và một số đánh giá về việc xây dựng “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023”, TS. Phạm Tuấn Anh Phó cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bày tỏ hi vọng diễn đàn sẽ được triển khai hoạt động thường niên, có sức lan tỏa đem đến những tác động tích cực trong giáo dục Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh. Theo TS. Phạm Tuấn Anh, việc xây dựng “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023″ là một hoạt động có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Để triển khai, thực hiện tốt ba chủ đề, một là giảng dạy tiếng anh tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; hai là vai trò của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy tiếng Anh; ba là xu hướng giảng dạy tiếng Anh kết hợp với các môn khoa học khác ở giáo dục phổ thông tại Việt Nam cần có sự quan tâm đặc biệt và một hướng đi đúng đắn trong việc dạy học tiếng Anh. Bởi 3 chủ đề này chính là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dạy và học trong thời đại 4.0, điều này càng quan trọng hơn khi Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đang được áp dụng trong vài năm gần đây.

Phát biểu tại Hội thảo, GS. TS. Nguyễn Văn Khang, Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống” cho biết, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam với gần 35 năm thành lập đã phối hợp với các trường Đại học trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đã tổ chức hàng trăm cuộc Hội thảo, Diễn đàn Khoa học liên quan đến Ngôn ngữ ở các quy mô to nhỏ khác nhau và đã được xuất bản thành các ấn phẩm khoa học, cùng với đó Hội ngôn ngữ Việt Nam có tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống là cơ quan ngôn luận của Hội. Với sự phát triển của mình, Hội đã thành lập các phân hội mang tính phân ngành, chuyên ngành, chuyên sâu vào chuyên môn, trong đó có Phân hội Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh.

GS.TS. Nguyễn Văn Khang, Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống” chia sẻ và tuyên bố khai mạc Hội thảo, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam với gần 35 năm thành lập đã phối hợp với các trường Đại học trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam

Có thể khẳng định, ba chủ đề trên đều là những vấn đề thời sự không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu, bởi tiếng Anh đang được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ quốc tế. Việc cùng nhau trao đổi, thảo luận và đưa ra những nhận xét, chiến lược, giải pháp cụ thể sẽ giúp việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam giải quyết những khó khăn, thách thức một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

Diễn đàn năm nay sẽ thảo luận ba nội dung lớn, có thể nói đây là những vấn đề thời sự không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu, vì tiếng Anh đang được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ quốc tế.

Trong khuôn khổ diễn ra Hội thảo “Diễn đàn về Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023”, các thầy cô, chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cũng đã trực tiếp đưa ra ý kiến, chia sẻ, quan điểm của bản thân về vấn đề Giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam tại Hội thảo. Trình bày bài tham luận về việc Giảng dạy tiếng Anh ở những vùng khó khăn TS. Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng ban Quản lí Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Bộ GDĐT đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong giảng dạy tiếng Anh, cụ thể như tình hình đội ngũ giáo viên đang thiếu khoảng 4.000 giáo viên tiếng Anh tại các cấp học phổ thông trên cả nước, điều kiện cơ sở hạ tầng không đảm bảo, các điểm trường cách xa nhau, lớp học kép, các thiết bị điện tử để giảng dạy hạn chế,… khiến cho việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Minh chứng chính xác nhất cho thấy sự ảnh hưởng của những điều kiện đó chính là số liệu kết quả thành tích học tập của học sinh tại vùng khó khăn.

TS. Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia – Bộ GDĐT, trình bày bài tham luận đầu tiên về việc Giảng dạy tiếng Anh ở những vùng khó khăn.

Tại Hội thảo, các đại biểu có cơ hội chia sẻ, thảo luận về những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm và những vấn đề lí luận, thực tiễn trong việc giảng dạy tiếng Anh ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay vai trò của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy tiếng Anh và xu hướng giảng dạy tiếng Anh kết hợp với các môn khoa học khác ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra những chính sách, giải pháp mới phù hợp, hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh nói riêng và nền giáo dục Ngôn ngữ nói chung. Mặt khác, đây còn là cơ hội quý báu cho các đại biểu là giáo viên dạy tiếng Anh bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và tham gia vào mạng lưới những hoạt động hợp tác khác với các đồng nghiệp mọi miền Tổ quốc.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN PHENIKAA ĐƯỢC BIỂU DƯƠNG LÀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT THỦ ĐÔ NĂM 2024
Hòa chung không khí chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), sáng ngày…
CHUNG KẾT GIẢI TENNIS PHENIKAA CUP
Với tinh thần khỏe để cống hiến, tạo ra nhiều giá trị hơn cho Tập đoàn và xã hội, Giải…
[REVIEW SÁCH] CÓ LÀM MỚI CÓ SAI – NOBORU KOYAMA
Bất cứ ai khi bắt đầu một công việc mới, hay chuyển nhà đến một nơi mới,.. bắt đầu một…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa