Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 19/04/24

Tôi đã dành 7 năm nghiên cứu cách nuôi dạy con của người Hà Lan và đúc rút được 5 bí quyết để nuôi dưỡng nên những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới

Chính xác thì các bậc cha mẹ Hà Lan đã nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới như thế nào? Là một bà mẹ nước ngoài dày dạn kinh nghiệm sống ở vùng ngoại ô Hà Lan (tôi cũng đã viết một cuốn sách về cách nuôi dạy con cái ở Hà Lan với đồng tác giả Michele Hutchison), dưới đây là 5 bí quyết tôi học được về cách nuôi dưỡng nên một đứa trẻ hạnh phúc nhất.

Cuộc khảo sát về lý do tại sao trẻ em Hà Lan lại hạnh phúc như vậy được bắt đầu tại nhà tôi ở Doorn, một ngôi làng Hà Lan nhỏ bé với dân số 10.000 người.

Nằm ở trung tâm Hà Lan, Doorn chủ yếu là nơi sinh sống của các dân cư của các gia đình trẻ, những người hưu trí, những người yêu thiên nhiên và những người tìm kiếm một nhịp sống chậm hơn.

Chồng tôi, Bram, là một doanh nhân người Hà Lan, và tôi chuyển đến đây 10 năm sau khi kết hôn. Khi mang thai đứa con trai đầu lòng, Bram Julius, tôi đã rất lo lắng. Tôi ngấu nghiến đọc tất cả các lời khuyên về các triết lý nuôi dạy con cái dù có những điều trái ngược nhau.

Hà Lan – Quốc gia của Hạnh phúc!

Khám phá cách nuôi dạy con của người Hà Lan

Cha mẹ tôi đặt ra tiêu chuẩn cho sự xuất sắc trong học tập rất cao, bất kỳ thất bại hay khuyết điểm nào đều sẽ khiến gia đình xấu hổ. Còn hiện tại, tôi lại là một người Mỹ xa xứ trong một môi trường mới, định hướng và khám phá vai trò làm cha mẹ theo những cách mới.

Quan điểm của người Hà Lan trong việc nuôi dạy con cái dường như quá dễ dãi, tự cao và lười biếng đối với một người nước ngoài như tôi. Họ sinh có sự hỗ trợ của bà đỡ (lý tưởng nhất là tại nhà và không dùng thuốc) và không cho con đi học nhạc hay bất kỳ chương trình học tập phong phú nào. Tôi đã nghĩ, “Chuyện gì vậy?”.

Tuy nhiên, một năm sau khi làm mẹ, tôi tình cờ thấy một báo cáo của UNICEF năm 2013 khẳng định rằng trẻ em Hà Lan là những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới. Báo cáo là sự tiếp nối của một báo cáo được thực hiện vào năm 2007, trong đó, Hà Lan lần đầu tiên được mệnh danh là một ví dụ điển hình về sự trọn vẹn của thời thơ ấu. Anh và Mỹ xếp ở hai vị trí thấp nhất.

Một số tổ chức khác, bao gồm Nhóm hành động vì trẻ em của Anh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cũng đã xếp hạng trẻ em Hà Lan về mức độ hạnh phúc cá nhân rất cao.

Vậy chính xác thì các bậc cha mẹ Hà Lan đã nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới như thế nào? Là một bà mẹ nước ngoài dày dạn kinh nghiệm sống ở vùng ngoại ô Hà Lan (tôi cũng đã viết một cuốn sách về cách nuôi dạy con cái ở Hà Lan với đồng tác giả Michele Hutchison), dưới đây là 5 bí quyết tôi học được về cách nuôi dưỡng nên một đứa trẻ hạnh phúc nhất.

1. Trẻ ngủ nhiều

Vào năm 2013, một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học Phát triển Châu Âu đã kiểm tra sự khác biệt về tính khí giữa trẻ sơ sinh Hoa Kỳ và Hà Lan. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Những đứa trẻ Hà Lan hay cười và thích âu yếm hơn những em bé Mỹ”.

Theo nghiên cứu, thái độ của trẻ sơ sinh Hà Lan một phần là do lịch trình ngủ điều độ hơn và các hoạt động cường độ thấp hơn. Các bậc cha mẹ Mỹ được biết đến là người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kích thích, cho con cái họ tiếp xúc với nhiều trải nghiệm mới.

Mặt khác, các bậc cha mẹ Hà Lan tập trung vào các hoạt động hàng ngày ở nhà, coi trọng tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi và điều độ. Họ rất xem trọng giấc ngủ. Trẻ sơ sinh được nghỉ ngơi đầy đủ cho phép cha mẹ cũng được nghỉ ngơi đầy đủ. Nghiên cứu đã tuyên bố rằng trung bình người Hà Lan ngủ nhiều hơn bất kỳ ai khác trên thế giới: Tổng cộng 8 giờ 12 phút mỗi đêm.

2. Con cái dành nhiều thời gian hơn cho cả bố và mẹ

Năm 1996, chính phủ Hà Lan đã cấp cho nhân viên bán thời gian quyền bình đẳng như những người làm việc toàn thời gian, tạo tiền đề cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Văn hóa làm việc bán thời gian là một lý do khác khiến mọi người ở đây hạnh phúc hơn nhiều. Với các tuần làm việc 29 giờ, Hà Lan có tuần ngắn nhất thế giới dành cho các chuyên gia kinh doanh, theo một nghiên cứu của OECD năm 2018.

Gần một nửa dân số trưởng thành Hà Lan làm việc bán thời gian, với 26,8% nam giới làm việc dưới 36 giờ tối đa một tuần và 75% phụ nữ làm việc bán thời gian – và điều này ở tất cả các lĩnh vực, từ lao động phổ thông đến chuyên nghiệp.

Giống như các đồng nghiệp nữ, hầu hết các ông bố Hà Lan giảm thời gian làm việc toàn thời gian của họ chỉ còn bốn ngày. Điều này cho phép họ dành ít nhất một ngày mỗi tuần cho con cái của mình. Thời gian nghỉ này thường được gọi là “Papadag”, có nghĩa là “Ngày của bố”.

3. Trẻ em cảm thấy bớt áp lực hơn khi ở trường

Trong tất cả các quyết định trong việc nuôi dạy con cái mà chúng ta phải đưa ra, việc chọn trường dường như là một trong những điều cơ bản nhất. Nhưng ở Hà Lan, điểm trung bình cao hay các trường đại học ưu tú hoàn toàn không phải là vấn đề. Giáo dục ở đây không phải là giáo dục điểm số mà nó được coi là con đường hỗ trợ sự phát triển cá nhân và hạnh phúc của một đứa trẻ.

Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học của Hà Lan: Bằng cấp định hướng nghiên cứu do các trường đại học cấp và bằng cấp định hướng nghề nghiệp do các trường cao đẳng cấp. Bạn không cần bất kỳ điểm số cụ thể nào để được nhận vào hầu hết các chương trình – tất cả những gì bạn cần là vượt qua kỳ thi trung học phổ thông của mình.

“Các trường học ở đây đầu tư nhiều năng lượng vào động lực hơn là thành tích”, Ruut Veenhoven, giáo sư về hạnh phúc tại Đại học Erasmus, Rotterdam, nói với tôi. “Thành tích là điều mà các trường học ở Pháp và Anh chú trọng, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các kỹ năng xã hội là công cụ tạo nên hạnh phúc. Chúng quan trọng hơn nhiều so với chỉ số IQ của một người”.

4. Trẻ em ăn “hagelslag” (rắc sô cô la) vào bữa sáng

Rắc sô cô la mỗi sáng? Có thể sẽ có kha khá ý kiến cảm thấy khó hiểu. Nhưng, cụm từ này còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn là “rắc sô cô la”.

Ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình, đặc biệt là trước khi bắt đầu một ngày mới, là một thói quen cơ bản xác định cuộc sống gia đình của người Hà Lan. Trước bất kỳ bữa ăn nào, gia đình sẽ không bắt đầu ăn cho đến khi tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em, có mặt tại bàn. Đó là một dấu hiệu của sự tôn trọng.

Theo báo cáo của UNICEF, 85% trẻ em Hà Lan (từ 11 đến 15 tuổi) được khảo sát cho biết các em ăn sáng cùng gia đình hàng ngày. Ăn sáng không chỉ có liên quan đến việc học tốt hơn ở trường và giảm các vấn đề về hành vi, mà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng nó khuyến khích sự gắn kết gia đình và thúc đẩy sự phát triển bản sắc ở trẻ theo hướng lành mạnh.

5. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp

Người Hà Lan không thích xe hơi. Do địa hình bằng phẳng và mạng lưới đường dành cho xe đạp, nên đi xe đạp là phương tiện thiết thực và hiệu quả nhất để đi lại

Ở Hà Lan, trời mưa rất nhiều. Nhiệt độ mùa đông trung bình từ 35 đến 40 độ F (khoảng1.6 tới 4.4 độ C), và có gió mạnh. Mặc dù gió và mưa thường gây khó chịu cho người đi xe đạp, nhưng người Hà Lan vẫn chỉ đơn giản mặc cho mình và con cái quần áo ấm, áo khoác không thấm nước và ủng đi mưa.

Đạp xe trong mọi thời tiết thực sự là một trải nghiệm góp phần hình thành nên tính cách. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp ở mọi nơi và trong mọi thời tiết vì nó dạy cho chúng sự gan dạ. Chúng học được rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy nắng và cầu vồng. Chúng học cách đối mặt với mưa. Chúng học cách không bỏ cuộc.

Đạp xe đến trường – bất kể điều kiện thời tiết nào – dạy trẻ tính kiên cường, và có một mối liên hệ chắc chắn giữa hoạt động này và khả năng phục hồi và hạnh phúc.

Ý nghĩa thành công của người Hà Lan

Giống như tất cả các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, người Hà Lan cũng có tham vọng cao đối với con cái của họ. Mặc dù phong cách nuôi dạy con cái có thể khác nhau, nhưng họ coi hạnh phúc là một phương tiện để thành công, trái ngược với việc coi thành công là một phương tiện để hạnh phúc.

Hạnh phúc được coi là cửa ngõ để nhận thức về bản thân, động lực nội tại, sự độc lập, mối quan hệ tích cực với cộng đồng của họ – và đó là những gì khiến họ tin rằng mình là những bậc cha mẹ thành công.

Tác giả của bài viết là Rina Mae Acosta, quốc tịch Mỹ, cô là nhà văn và người sáng lập blog nuôi dạy con cái Finding Dutchland. Cô cũng là đồng tác giả của cuốn “The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less”. Cô hiện đang sống ở Hà Lan với chồng và ba con.

(Theo CafeBiz)
Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

‘Trách nhiệm độc hại’ là gì? Cách để ngưng ôm việc vì cả nể
“Ổn không em để chị giao người khác?” “Dạ em làm được! Chị yên tâm.” Và đó cũng là lần…
Giáo dục mà bắt buộc thì mục đích là gì?
Chúng ta cùng đến với một clip có chủ đề rất được nhiều người quan tâm này của Spiderum nhé!
[REVIEW SÁCH] VƯƠN LÊN HOẶC BỊ ĐÁNH BẠI- LÝ THƯỢNG LONG- CUỐN SÁCH CỦA NHỮNG NGƯỜI TRẺ MUỐN VƯƠN LÊN
“Vươn lên hoặc bị đánh bại” là một cuốn sách hay giành cho giới trẻ của tác giả trẻ Lý…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa