Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Monday, 25/11/24

Tiến sĩ Tô Nhi A: ‘Trẻ thành tài chưa chắc hạnh phúc’

Gần 60% trẻ tiểu học không hạnh phúc khi sống dưới kỳ vọng thành tài, áp lực “phải thành tài” của cha mẹ, theo Tiến sĩ Tô Nhi A.

Ở hội thảo “Báo cáo tiếng nói trẻ em Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) thực hiện tại 7 tỉnh, thành hồi tháng tư, các học sinh bày tỏ muộn phiền lẫn vấn đề đang gặp phải. Nhiều em cho biết chưa thực sự được lắng nghe, không có quyền tham gia những tình huống liên quan bản thân lẫn gia đình như học tập, định hướng nghề nghiệp, vui chơi giải trí… Đa số thấy mệt mỏi, không hạnh phúc khi bố mẹ liên tục áp đặt điểm số, thành tích, sự thành công… trên hành trình khôn lớn.

Theo nghiên cứu năm 2021 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, 15-29% trẻ em lẫn vị thành viên mắc các bệnh về tinh thần. Từng thực hiện nhiều khảo sát, Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A cho biết có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc ở trẻ mầm non, tiểu học và lứa trung học cơ sở .

“Đáng lo nhất là độ tuổi tiểu học, mức độ cảm nhận hạnh phúc không đến 60%”, chuyên gia nói và lý giải các ông bố, bà mẹ luôn muốn con mình thành tài, thành công để trở thành đứa trẻ hạnh phúc. Tuy nhiên, vì nhiều rào cản trong phương thức giáo dục gia đình lẫn chương trình học của trẻ cho nên “Dù thành tài, chưa chắc con đã thấy vui vẻ, hạnh phúc”, tiến sĩ nhấn mạnh.

Mong muốn, kỳ vọng ấy không sai nhưng nếu không tìm hiểu suy nghĩ, ước mơ của con, vô tình cha mẹ lại tạo ra sự căng thẳng, mệt mỏi, lo âu cho trẻ, từ đó dẫn đến những tổn thương tinh thần.

Bố mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng lên hành trang khôn lớn của con. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ tâm lý dẫn chứng trường hợp của Kim Ngân (37 tuổi, Hà Nội) – một trong những phụ huynh từng thừa nhận vô tình đặt áp lực lên con trai 15 tuổi. Chị cho con học ngoại ngữ từ sớm vì muốn bé thi chuyên Anh lớp 6, tạo bước đệm vào trường chuyên cấp 3 và du học sau này. Biết bố mẹ tốn nhiều tiền bạc, cậu bé dành nhiều tháng tự ôn luyện, không đi chơi hay tham gia các động ngoại khóa.

Sau này, khi con trượt trường chuyên vì thiếu một điểm, Ngân mới nhận ra con nỗ lực vì bố mẹ muốn chứ không phải điều bé thực sự mong mỏi.

“Khi thi trượt, tâm lý bé bất ổn, khép mình suốt mấy tháng hè nên tôi lo lắng, cố gắng tâm sự với con và nhận ra con vốn không thích học chuyên vì nhiều áp lực, chỉ thi vì bố mẹ muốn. Vì trượt, bé thấy áy náy với bố mẹ, tự ti mình kém cỏi. Tôi buồn và hối hận vì nghĩ đỗ chuyên sẽ khiến con tự hào, nhưng hóa ra lại khiến con không hạnh phúc”, chị kể lại.

Trường hợp Kim Ngân là ví dụ điển hình trong hàng nghìn câu chuyện về cách nuôi dạy con hiện nay. Phụ huynh loay hoay tìm lời giải cho tương lai con mà bỏ qua hạnh phúc – điểm đến cuối cùng trong cuộc sống của mọi cá nhân.

Bố mẹ nên giúp con cân bằng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ảnh: Shutterstock

Theo Tiến sĩ Tô Nhi A, có nhiều yếu tố cho thấy trẻ đang hạnh phúc. Thứ nhất là biểu hiện thân – tâm – trí, con tự tin, không sợ hãi các tình huống trong cuộc sống, dù giao tiếp xã hội, học tập, các mối quan hệ, vui chơi giải trí, thể thao hay những trải nghiệm khác… Tiếp đến là sức khỏe thể chất được đảm bảo. Các chỉ số vận động, trí não, hệ cơ quan bình thường. “Sự cân bằng thể lý và tâm lý là yếu tố quan trọng để trẻ nảy sinh cảm giác hạnh phúc”, chuyên gia lý giải.

Tiến sĩ khuyên phụ huynh cần hướng tới một “đứa trẻ hạnh phúc” chứ không đơn thuần chỉ thành công. Bởi nếu con thành công mà luôn phải đối mặt căng thẳng tâm lý, áp lực, đứt gãy trong mối quan hệ với cha mẹ hoặc người khác, chúng sẽ rất cô đơn và dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực về sức khỏe tinh thần.

Tiến sĩ Tô Nhi A dẫn lại quan điểm nổi tiếng trong cuốn Your erroneous zones (Hãy sống cho chính mình), tác giả Wayne W. Dyer nhận định hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà nảy mầm từ bên trong. Cha mẹ không thể mang niềm vui cho trẻ dựa trên các thang đo chủ quan, thay vào đó cần do trẻ tự khám phá, tìm kiếm trên hành trình trưởng thành. Nhiệm vụ của người lớn là đồng hành, bao dung và thấu hiểu, giúp con tìm được trải nghiệm hạnh phúc

Khi được tôn trọng, thấu hiểu và sống đúng với đam mê, trẻ có xu hướng mạnh dạn học hỏi vấn đề mới, tự tin giải quyết các tình huống gặp phải, đồng thời tích cực kết nối với mọi người.

Chuyên gia cho rằng cha mẹ nên đồng hành, giúp con tự kiếm tìm hạnh phúc. Ảnh: Shutterstock

Giá trị từ “những đứa trẻ hạnh phúc” cũng khơi nguồn cảm hứng để tập đoàn Unilever khởi xướng chiến dịch “Gieo yêu thương, ươm mầm hạnh phúc”. Chương trình có sự chung tay của nhãn hàng Wall’s, Lifebuoy, OMO, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các chuyên gia tâm lý.

Qua chuỗi hoạt động trên nhiều nền tảng và lời khuyên từ chuyên gia, chiến dịch góp phần giúp phụ huynh xóa định kiến về nuôi dạy con, với ba thông điệp chính: tạo không gian yêu thương, nơi con thấy bản thân được sự tôn trọng và thấu hiểu, từ đó lạc quan, tự tin giao tiếp, thể hiện bản thân; bảo vệ trẻ sạch khuẩn, giúp bé tự do phát triển trong môi trường an toàn về thể chất; khuyến khích bé vui học, khám phá thế giới trên hành trình khôn lớn mỗi ngày.

Nguồn: Hiếu Châu

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa