Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 25/04/24

Thế hệ trẻ ở Mỹ từ chối sự giàu có: Thà sống với mức lương hơn 1 tỷ đồng/năm còn hơn thừa kế khối tài sản 30 tỷ đồng vì lý do này

Thế hệ trẻ ở Mỹ từ chối sự giàu có: Thà sống với mức lương hơn 1 tỷ đồng/năm còn hơn thừa kế khối tài sản 30 tỷ đồng vì lý do này

Gia tài của Clemmy Brown bắt nguồn từ ông cố – người sáng lập ra thương hiệu thiết bị gia dụng Whirlpool. Nó lớn dần lên khi con cháu của ông đầu tư và truyền lại tài sản qua các thế hệ.

Song câu chuyện này dừng lại ở Clemmy. Thay vì mua tài sản hoặc cổ phiếu, nhà trị liệu tâm lý 36 tuổi lựa chọn cho đi khối tài sản thừa kế của mình, có tổng giá trị hơn 27 tỷ đồng. Cô đã chuyển đến sống cùng cha mẹ ở San Francisco với mức lương khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Clemmy Brown là một phần của nhóm ngày càng tăng những người trẻ tuổi và giàu có. Họ chủ yếu là cư dân ở Bay Area theo đuổi việc tái phân phối của cải – thực tiễn cấp tiến khuyến khích mọi người phân tán tất cả thu nhập thừa kế hoặc dư thừa của họ.

Ý tưởng của hành động này là phân bổ tài sản dư thừa cho người có thu nhập thấp, đặc biệt là trong các cộng đồng bản địa và cộng đồng da màu.

 Thế hệ trẻ ở Mỹ từ chối sự giàu có: Thà sống với mức lương hơn 1 tỷ đồng/năm còn hơn thừa kế khối tài sản 30 tỷ đồng vì lý do này  - Ảnh 1.

Clemmy Brown từ chối kế thừa khối tài sản 30 tỷ đồng. Ảnh: The Mercury News.

Những người như Clemmy Brown đang nhận lấy sự bất bình đẳng giàu có trong khu vực, nơi hàng ngàn người sống vô gia cư. Trong khi đó, những người khác bơi trong sự giàu có của ngành công nghiệp công nghệ.

Ở Thung lũng Silicon, 25% hộ gia đình giàu nhất kiểm soát 92% sự giàu có của khu vực. 1/4 hộ gia đình có không quá 114 triệu đồng tiền tiết kiệm hoặc đang trong cảnh nợ nần.

“Tôi có thể nhìn thấy sự tồi tệ trên thế giới. Có điều gì đó không đúng khi giữ khoản tiền lớn mà tôi không thực sự cần đến”, Clemmy Brown chia sẻ.

Việc tái phân phối tài sản đã gây dựng được hàng triệu USD (tương đương hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng) cho các tổ chức tiến bộ ở Bay Area.

Nhóm People Skool của Poor Magazine, (thành lập năm 2009) đã đứng ra tổ chức các buổi quyên góp, thu về hàng trăm nghìn USD rồi phân bố tiền. Họ đã mua 2 bất động sản ở Oakland, giúp những người vô gia cư trong khu vực có nơi ở. Tham gia vào năm 2018, Clemmy Brown đã quyên góp hơn 6 tỷ đồng.

Việc cho đi khoản tiền lớn ở độ tuổi 20-30 có thể gây ra hậu quả ở những năm tháng cuối đời của người thừa kế. Đặc biệt, nó còn làm căng thẳng mối quan hệ với cha mẹ và ông bà. Họ thường khó chấp nhận việc cho đi tài sản – những gì họ đã vất vả kiếm được.

Một trường hợp khác là Ella Taylor, nhà hoạch định tài chính và huấn luyện viên tại Oakland, cho biết 30-40% khách hàng của cô có kế hoạch cho đi toàn bộ tài sản họ được thừa kế. Ella Taylor sẵn lòng giúp đỡ những người đó. Tuy nhiên, điều cô cần làm là đảm bảo khách hàng hiểu được ý nghĩa của việc cho đi.

“Nếu bạn không tự chăm sóc bản thân, tôi không chắc rằng việc cho đi tất cả số tiền của bạn sẽ đem lại lợi ích cho xã hội hay chính bản thân bạn”, Ella Taylor nói.

Cô thường làm việc với khách hàng từ Resource Generation – nhóm có 200 thành viên giàu có ở Bay Area đã cam kết phân phối tổng cộng hơn 320 tỷ đồng vào năm 2021. Thành viên nhóm bị giới hạn ở độ tuổi 36 bởi nhà lãnh đạo muốn nhóm duy trì sự trẻ trung và cấp tiến.

 Thế hệ trẻ ở Mỹ từ chối sự giàu có: Thà sống với mức lương hơn 1 tỷ đồng/năm còn hơn thừa kế khối tài sản 30 tỷ đồng vì lý do này  - Ảnh 2.

Jonah Kagan là kỹ sư phần mềm ở Bay Area. Ảnh: The Mercury News.

Với trường hợp của Jonah Kagan, 30 tuổi, anh luôn cảm thấy xấu hổ về cuộc sống đặc ân của mình. Thay vì thừa nhận rằng anh tốt nghiệp Đại học Brown với sự chu cấp phí từ cha mẹ, Jonah Kagan chỉ nói anh học ở khu vực East Coast.

Sự mặc cảm đó vẫn đeo đuổi Jonah Kagan đến khi anh trở thành kỹ sư phần mềm ở Bay Area. Khi Jonah Kagan đặt nghi vấn về vai trò của ngành công nghiệp công nghệ trong việc chỉnh trang đô thị và định giá những cư dân thu nhập thấp, Jonah Kagan đặt nghi vấn liệu anh có phải là một phần trong vấn đề đó?

Jonah Kegan tìm thấy một cộng đồng những người cùng chí hướng thông qua Resource Generation vào năm 2019. Trong năm đó, anh đã cho đi gần 230 triệu đồng. 2 năm sau, anh đã từ bỏ phần lớn tiền tiết kiệm của bản thân, trị giá gần 4,8 tỷ đồng.

“Tôi chắc chắn đã cảm nhận được sự sợ hãi và lo lắng về những thứ mình không biết sẽ xảy ra sắp tới”, Jonah Kagan thừa nhận sau khi từ bỏ tài sản. Nhìn chung, anh cảm thấy khá hơn và bớt xấu hổ.

Các nhóm khác phục vụ những nhà tài trợ ở độ tuổi lớn hơn và nhiều tiền hơn. Chẳng hạn. Solidaire Network yêu cầu số tiền quyên góp tối thiểu là 20.000 USD/năm (tương đương 457 triệu đồng). California Donor Table quy định 10.000 USD/năm (tương đương 228 triệu đồng).

Trong khi đó, Blue Heart cho phép thành viên quyên góp 5 USD (tương đương 115.000 đồng) hàng tháng.

Thay vì để những người giàu có lựa chọn tiền của họ đi đâu và chi tiêu như thế nào, các tổ chức này chuyển sang các nhóm yếu thế cần tiền. Thông thường, các nhà tài trợ đưa tiền của họ vào một nhóm và không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với cách chi tiêu.

Ludovic Blain, giám đốc điều hành của California Donor Table, cho biết: “Không chỉ là tiền đổi chủ, mà thực sự là sức mạnh đi kèm với nó”.

 Thế hệ trẻ ở Mỹ từ chối sự giàu có: Thà sống với mức lương hơn 1 tỷ đồng/năm còn hơn thừa kế khối tài sản 30 tỷ đồng vì lý do này  - Ảnh 3.

Alexis Meisels thừa nhận chưa thể cho đi toàn bộ tiền trợ cấp của mình. Ảnh: The Mercury News.

Ngay từ khi còn nhỏ, Alexis Meisels (37 tuổi) biết rằng thật bất công khi cô lớn lên trong biệt thự ở Short Hills, New Jersey – một trong những khu vực giàu có nhất của đất nước, trong khi nhiều người khác phải vật lộn để tồn tại.

Cha cô là người điều hành và đã bán công ty thành công trong lĩnh vực kinh doanh máy copy. Khi ông qua đời năm 2017, ông đã để lại cho Alexis Meisels quỹ tín thác trị giá hơn 114 tỷ đồng, do mẹ cô kiểm soát. Alexis Meisels hiện sống ở San Francisco, bắt đầu nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 36.000 USD (tương đương 823 triệu đồng).

Khi tham gia Resource Generation vào năm 2019, Alexis Meisels mô tả cảm giác như tìm thấy thứ cô tìm kiếm cả đời. Với sự hỗ trợ của nhóm, Alexis Meisels cam kết sẽ phân phối lại ít nhất 25.000 USD/năm (hơn 571 triệu đồng) trong ít nhất 5 năm.

Cô không còn cảm thấy tội lỗi nhưng vẫn còn vật lộn với mối quan hệ giàu có của mình. Alexis Meisels muốn cho đi toàn bộ tiền trợ cấp của mình nhưng thừa nhận rằng cô ấy chưa thể làm được điều đó. Đầu tiên, cô ấy muốn xây dựng tài khoản tiết kiệm và tài khoản hưu trí của mình.

Đáng chú ý, việc phân phối tài sản khiến mối quan hệ với mẹ của Alexis Meisels trở nên căng thẳng. Bà lo rằng con gái sẽ cho đi quá nhiều và không thể chăm sóc bản thân về sau.

Theo The Mercury News

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa văn hóa đọc cùng “Ngày hội văn hóa đọc Phenikaa 2024”
Từ ngày 17/04 đến ngày 19/04/2024, tại Trường Đại học Phenikaa đã tưng bừng diễn ra Ngày hội văn hóa…
[REVIEW SÁCH]  7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT – SEAN COVEY
Những người trẻ hiện nay có phải đang gặp khó trên con đường chinh phục thành công, thành công luôn…
02 Robot chuyển pallet AMR được bàn giao cho SEVT Samsung Thái Nguyên
Phenikaa-X nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công 02 Robot chuyển pallet AMR bàn giao cho SEVT Samsung…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa