Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 16/05/24

Sinh viên Phenikaa thắng lớn trong cuộc thi Micromouse – Robot tìm đường trong mê cung.

Ngày 24/12/2023 vừa qua, đội tuyển Lab Cơ điện tử Ứng dụng (Applied Mechatronics Lab), Khoa Cơ khí – Cơ điện tử, Trường Đại học Phenikaa xuất sắc giành giải quán quân trong cuộc thi Micromouse – Robot tìm đường trong mê cung. 

Vòng chung kết diễn ra với 22 đội thi

Theo đó, đội tuyển trường Đại học Phenikaa mang tên Quỷ Đỏ với hai thành viên chủ chốt là sinh viên Lê Trọng An, K15 lớp Kỹ thuật Cơ điện tử 2 và Hoàng Minh Tuấn, K14 lớp Kỹ thuật cơ điện tử dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Nam, phụ trách Lab Cơ điện tử ứng dụng – Applied Mechatronics Lab.

Qua cuộc thi, hai thành viên Quỷ Đỏ vượt qua các thử thách xoay quanh các chuyên môn về thiết kế, chế tạo cơ khí, thiết kế và phát triển mạch điện tử, đồng thời lập trình tự động để Robot hoạt động một cách ổn định, chính xác. Với sự trang bị năng lực chuyên môn vững vàng từ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử cùng với tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn và chinh phục những thử thách mới, hai bạn đã xuất sắc vượt qua hai vòng thi đấu với thành tích chiến thắng tuyệt đối, ghi danh Phenikaa trở thành đội tuyển duy nhất hoàn thành được nhiệm vụ giải mã mê cung.

Mê cung 16 x 16 theo chuẩn của IEEE được Ban tổ chức xây dựng mới độ khó cao

Được ra đời vào cuối những năm 1970 và đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, và Trung Quốc. Micromouse – Robot tìm đường trong mê cung được đưa vào hệ thống các cuộc thi về giải thuật và Robot uy tín do Hiệp hội kỹ sư Điện – Điện tử (Institutes of Electrical and Electronics Engineers – IEEE) tổ chức hàng năm trên thế giới. Trong cuộc thi, mỗi đội tuyển sẽ chế tạo một robot tự động, có kích thước tối đa 16 x 16 cm và thời gian tối đa 10 phút để giải mã một mê cung ngẫu nhiên có kích thước 16 x 16 (256 ô). Robot giải mã được mê cung trong thời gian ngắn nhất là robot chiến thắng.

Tại Việt Nam, Micromouse đã được tổ chức ở một số trường Đại học như Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên do đề thi theo chuẩn thế giới ở mức độ khó cao nên đa phần các cuộc thi đều sử dụng mê cung có kích thước nhỏ hơn tiêu chuẩn.

Năm 2023, Trường Điện – Điện tử (Đại học Bách Khoa Hà Nội) với sự tài trợ từ Công ty Samsung Việt Nam và công ty điện tử 3M đã tổ chức cuộc thi Micromouse với đề thi, luật chơi và quy trình theo chuẩn thế giới. Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bạn sinh viên được thử sức với mê cung ở cấp độ khó 16 x 16 ô. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của sinh viên khối kỹ thuật đến từ nhiều trường. Tổng cộng có 71 đội tuyển đăng ký đến từ các trường như Đại học như ĐHBKHN, Đại học Quốc gia HN, Đại học Bưu chính viễn thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện kỹ thuật Mật mã và Đại học Phenikaa.

Có thể thấy, chiến thắng chung cuộc của sinh viên Phenikaa trong cuộc thi Micromouse – Robot tìm đường trong mê cung cho thấy thế mạnh của Nhà trường trong việc đào tạo các lĩnh vực thiết kế hệ thống (Cơ khí – điện tử – Điều khiển) trong lĩnh vực Robot, tự động hóa của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Kết lại bộ phim – một bài hát “vừa đủ”
Khi câu chuyện hoàn toàn đã kết thúc là khi các cảnh ấn tượng, behind the scene, giới thiệu đoàn…
Sinh viên Phenikaa tham gia thử thách tại Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2024
Ngày 04 – 05/05/2024, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Tây Hồ diễn ra vòng Sơ…
Sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử và Kỹ thuật Cơ khí sôi nổi trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Nhằm khích lệ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học của sinh viên, ngày 04/05/2024, Khoa…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa