- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Giữa thế gian bồn bề vội vã, cuốn chúng ta vào những lo toan căng thẳng, khiến chúng ta mệt mỏi với công việc, con người càng mệt mỏi thì tâm trạng càng dễ nóng giận, dù vô tình hay cố ý thì tin chắc trong mỗi chúng ta đã đôi lần buông những lời nói không đúng đối với những người xung quanh mình, có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người thân, rồi ta lại ngồi âm thầm một góc hối hận về những lời nói mà mình đã vô tình làm tổn thương những con người đấy, tại sao vậy là bởi chúng ta chưa đủ bản lĩnh kiềm chế sự nóng giận của mình.
Cuốn sách “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh” của tác giả Tống Mặc là cuốn sách viết về tư duy sống tĩnh lặng, an yên, học cách bao dung, kiểm soát cảm xúc của mình trước những tác động của cuộc sống.
Tại sao con người lại nóng giận? Phải chăng là bởi họ đang bất lực với chính bản thân mình, khi nóng giận thì chẳng thể nào kiểm soát được những hành vi của mình, họ có thể trút hết mọi bực tức lên những người xung quanh, làm hỏng hết cả giá trị của chính con người bạn trong mắt người khác. Vậy tại sao chúng ta không học cách tĩnh lặng lại? hãy cùng khám phá những bài học về sự tĩnh lặng trong cuốn sách “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh” để hiểu được giá trị của sự tĩnh lặng quyết định đến bản lĩnh của chúng ta như thế nào? Cuốn sách gồm 9 phần, mỗi phần là một bài học đắt giá cho chúng ta về cách an yên, tĩnh lặng giữa cuộc sống này.
Điều đầu tiên, để được thanh tịnh đấy là “từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh”,“Người có nội tâm điềm đạm là người ngay cả khi mặc một chiếc áo vải, ăn một bữa cơm đạm bạc vẫn có thể an nhàn, thoải mái, không có chút cảm giác khó chịu hay không vui nào.” Một con người điềm tĩnh luôn chứa đựng cái nhìn sâu sắc và tổng quan nhất trước mọi sự việc, thay vì nổi nóng lên, con người khi nổi nóng thì thường hay làm sai mọi việc, với con người điềm đạm thì họ sẽ bình tĩnh nhìn nhận lại mọi thứ để giải quyết, chứ không xô bồ, đẩy mọi việc vào ngỏ cụt, Đại sư Hoằng Nhất đã nói : “Làm việc kị nhất là nóng vội, nóng vội thì không kịp bố trí công việc của mình, sao có thể ung dung làm việc được?”.
Được mất trong cuộc đời này vốn dĩ đã được định sẳn, mỗi phước phần chúng ta đang có chính là sự ban mà bạn được có, nên hãy sống biết đủ, không sân si, tham lam, hãy sống tiết kiệm, tiết kiệm những gì ta làm ra được bằng sức của ta, vốn dĩ con người luôn có tính nhìn người khác để định giá chính bản thân mình như vậy là không đúng, nên hãy nhìn nhận bản thân mình, thấy đủ là đủ, đừng cố cưỡng cầu gì thêm ngoài khả năng của mình. Như vậy, bạn sẽ tự thấy tâm mình thanh tịnh, vui vẻ, hạnh phúc.
“Một điều nhịn, chín điều lành”, “Bình tĩnh ôn hòa, mới có được nội tâm mạnh mẽ” , nhịn ở đây không phải là nhục, không phải là “chịu đấm ăn xôi” , nhẫn nhịn ở đây là vì lợi ích của mọi người, mà nhận phần thiệt về mình, đôi khi người khác vui thì mình lại hạnh phúc vì đã giúp được họ. Thiệt một chút nhưng đổi lạ tâm tịnh, tâm vui thì cũng đáng.
Trên cuộc đời này, vô vàng khó khăn thử thách, có những trái ngang mà ta không lường trước được, sẽ có những sân si, oán hận thế nhưng hãy học cách buông bỏ, càng buông bỏ thì tâm càng vui vẻ. Oán hận, có thể mang đến cho ta ý chí sinh tồn, mạnh mẽ đứng dậy sau vấp ngã, nhưng không thể giúp ta trở nên tâm an vui được.
“Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh” là triết lý nhân sinh, đạo làm người, là những bài học về sự buông bỏ, là bản lĩnh của sự tĩnh lặng được tác giả viết rất chân thật, không cầu kỳ, mang đậm triết lý sống của nhân gian.Thấm nhuần được những đạo lý này tâm ta sẽ trở nên an nhàn, tâm tịnh đời an vui.