Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Sunday, 24/11/24

[REVIEW SÁCH]: MẸ ƠI Ở ĐÂU CON MỚI ĐƯỢC AN TOÀN

Tôi bắt đầu đọc từng trang và mỗi trang là những câu chuyện, tình huống có thật trong cuộc sống mà sự bất cẩn, sơ suất của người lớn trong quá trình trông nom, chăm sóc con trẻ đẩy trẻ tới chỗ nguy hiểm đến tính mạng hoặc tổn thương tinh thần. Bất ngờ này đến bất ngờ khác những câu chuyện ly kỳ bằng chính sự trải nghiệm của phụ huynh, thầy cô giáo hoặc góc nhìn của các nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc trẻ em.

“Cuốn sách mẹ ơi ở đâu con mới được an toàn” là dự án được Ban Biên tập sống – Thương hiệu sách tác giả Việt Nam thực hiện.

Khi cầm cuốn sách trên tay tôi nhìn chằm chằm vào tên của nó. Trong đầu tôi loé lên một suy nghĩ. Tên cuốn sách là một câu hỏi? “Mẹ ơi ở đâu con mới được an toàn” viết bình thường tách rời từng chữ trong nền màu trắng to nhỏ khác nhau. Và tôi hiểu đó là câu hỏi ngô nghê và rất rất thực tế. Đọc tên cuốn sách mà cũng thấy nghẹn ngào, day dứt.

Tôi thấy hiếu kỳ và muốn xem câu trả lời được viết bên trong cuốn sách.

Tôi bắt đầu đọc từng trang và mỗi trang là những câu chuyện, tình huống có thật trong cuộc sống mà sự bất cẩn, sơ suất của người lớn trong quá trình trông nom, chăm sóc con trẻ đẩy trẻ tới chỗ nguy hiểm đến tính mạng hoặc tổn thương tinh thần. Bất ngờ này đến bất ngờ khác những câu chuyện ly kỳ bằng chính sự trải nghiệm của phụ huynh, thầy cô giáo hoặc góc nhìn của các nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc trẻ em.

Sau những câu chuyện có thật “thót tim” những tình huống hi hữu được chính người lớn kể lại như. Những viên thuốc cloxit nói về một người mẹ mang thai đứa con thứ hai, vì vô tình không biết mình mang thai cô đã uống rất nhiều thuốc cấm trong thời kỳ ba tháng đầu. Người mẹ đó đã đấu tranh tư tưởng, giằn vặt bản thân giữa giữ và bỏ cái thai khi được biết thuốc rất ảnh hưởng tới đứa trẻ mà cô đang mang. Vô tình của cô có thể khiến đứa trẻ mang khuyết tật hoặc ảnh hưởng đến khả năng phát triển não bộ. Cô đã quyết định bỏ trong trạng thái lo sợ, mệt mỏi, ân hận. “Hai tuần sau tôi quyết định bỏ cái thai với tâm trạng cực kỳ ân hận, mệt mỏi. Tôi tới phòng khám tôi ngồi ngồi đợi. Tôi ngồi im lặng trong sợ hãi nửa muốn bỏ nửa không”..

Bài học nuôi con đầu tiên mang tên “sặc sữa” nói về người con gái lần đầu làm mẹ. Vì mẹ nhiều sữa và cho con nằm bú, sữa chảy vào đường thở gây ngạt. Chỉ chậm một phút nữa thôi, có lẽ không ai cứu được bé..

Chiếc cúc áo đặt nhầm chỗ

Tìm đường về nhà hay Ánh mắt người cha tôi không thể sai lầm nữa..

Những câu truyện tình huống có thật cứ thế được viết ra bởi các tác giả khiến người đọc muốn tìm hiểu.

“Ở đâu con mới được an toàn”

Sau những câu chuyện ly kì trải nhiệm thực tế là những câu chuyện bên lề kĩ năng sống dậy trẻ ở Việt Nam.

“Chỗ nào cho con trẻ” là

Sự nhìn nhận hay nói cách khác là một sự so sánh giữa việc nuôi dạy con ở Việt Nam và các nước trên thế giới của các tác giả.

Tác giả Khải Đơn đã viết khi tới Singaopre những người cha người mẹ ở đây họ chia sẻ trách nhiệm với nhà trường, chia sẽ trách nhiệm với nhau, dành thời gian chơi cùng các con mỗi ngày như một thói quen không thể lơ là.

Ở Singaopre phụ huynh của các gia đình họ đi làm toàn thời gian và họ thỏa thuận sau khi tan học về sẽ cùng lúc gửi con cho một gia đinh nào đó có bố mẹ đã đi làm về. Các bố mẹ sẽ thay phiên nhau trong lũ trẻ. Họ thiết kế “thời gian chơi” của các con như một nghĩa vụ họ phải tham gia vào “chung sống” với sự nghiệp kiếm tiền bên ngoài.

Ở Việt Nam thời gian được mua bằng nhiều cách như cho con đi học các lớp năng khiếu, đàn, họa, tiếng anh.. để bố mẹ có thời gian kiếm tiền, thể thao, uống cà phê..

“Bất cẩn và sự chưa trưởng thành” của tác giả Nguyễn Quốc Vương phải chăng là sự trăn trở và nhìn nhận một thực thế vẫn diễn ra hằng ngày ở Việt Nam.

Nguyễn Quốc Vương đã ở Nhật Bản tám năm. Trong tám năm đó anh làm đủ nghề để sống. Anh từng làm cơm hộp trong nhà máy, bốc vác, thư ký văn phòng, phiên dịch cho các công ty sản xuất (cơ khí, hóa chất) phiên dịch cho luật sư tại trại giam, tòa án, viện kiểm sát. Bằng những trải nghiệm của mình anh đã mạnh dạn so sánh Việt Nam và Nhật Bản khá là thực tế.

“Chẳng hạn như khi ở viện khi phải làm mổ xẻ hay làm bất cứ thủ thuật gì bác sĩ hay y tá Nhật đều có động tác xác nhận lại bằng việc hỏi trực tiếp bệnh nhân là: Anh là X phải không? Bệnh của anh là.. phải không? Họ sẽ giải thích rõ cho bệnh nhân thủ thuật cần làm, thuốc cần tiêm, tác dụng phụ của thuốc nếu có.. Nếu là sản phụ sau khi sinh y tá sẽ viết tên mẹ và con lên đùi của trẻ (bằng mực y tế an toàn và khó xóa) để tránh nhầm lẫn. Ở Việt Nam, quy trình này không được học hỏi tuân thủ đúng. Bác sĩ đôi khi làm ào. Không giải thích, không xác minh. Và đầy trường hợp nhầm lẫn như tiêm nhầm thuốc, mổ nhầm chân, cắt nhầm thận đã sảy ra..

“Chỉ ngu ngơ mới đứng nhìn” nhà báo Khánh Hùng

“Nỗi lo Âu mang tên Ở một mình” Phương Hoài Nga

“Cách dạy trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục” TS Khuất Thu Hồng… còn nhiều tình huống mà tác giả đã chứng kiến hoặc chính mình gặp phải và chỉ khi bạn cầm cuốn sách này trong tay bạn mới thấy và cảm nhận hết.

“Để mắt chẳng bằng để tâm” là những bài học kinh nghiệm chia sẻ của các nhà báo, người mẹ trong việc dạy con trẻ.

“Cùng bạn trẻ đi qua hoang mang” là những chia sẻ nghiệm bí kíp trong quá trình làm nghề của nhà báo Khánh Hùng giúp phụ huynh tham khảo dạy con em mình vượt qua những tình huống khi gặp phải như. [Tạo không gian an toàn, thoải mái để bạn trẻ đủ tin tưởng và chia sẻ]

[Đừng đóng vai quan tòa để kết tội bạn trẻ]

[Gợi mở và hướng dẫn chứ không áp đặt]

“Bớt bận rộn để bên con” của nhà báo Hoàng Minh Trí khi ở cùng con mình.

“Dạy trẻ lấy yêu thương làm gốc”của Phúc Lai. Câu chuyện của Phúc Lai bắt đầu bằng dòng chữ:

Muôn đời và trên toàn thế giới, cứ có trẻ con đi học là có bắt nạt lẫn nhau. Tình hình này không chỉ tồn tại ở lứa tuổi học đường mà còn mở rộng ra các lứa tuổi khác… cuốn hút từng chữ cho đến dòng cuối cùng ta nhận ra yêu thương mới xóa tan mọi thứ.

* * *

Khi gập cuốn sách và đọc những dòng này ta mới thấy thấm thía:

Bài toán đầu đời dạy con không cần cộng trừ mà dạy con thuộc số điện thoại của cha, mẹ.

Bài văn đầu đời dạy con là tình thương yêu của ba mẹ dành cho nó.

Bài địa lý đầu đời cho con là chỉ đường cho con biết về nhà mình, nhớ số nhà, địa chỉ.

Bài lịch sử đầu đời dạy con chính là ngày tháng năm sinh của con, ba, mẹ, anh chị em trong nhà.

Bài vật lý đầu đời biết ổ điện nguy hiểm, chạy ra khỏi nhà, khỏi lớp… khi thấy cháy.

Bài hóa học đầu đời là mọi thứ nước phẩm màu, bánh kẹo trước cổng trường có thể là dùng hóa chất độc hại, con không được dùng, ai cho cũng không ăn..

Bài học giới tính đầu đời là con chỉ hôn, thơm, ôm, ông, bà, ôm ba mẹ và chỉ cho ông, bà, ba mẹ ôm, thơm con không cho bất kỳ ai ôm, hôn, thơm kể cả người thân quen.

Bài giáo dục công dân đầu đời là kể với ba, mẹ tất cả những câu chuyện trên lớp hay xung quanh con khi về nhà – nhà báo Dương Sông Lam

Chúng ta không thể bên cạnh con mọi lúc, mọi nơi để thành lá chắn che chở cho chúng. Nhưng chúng ta có thể dạy chúng những kiến thức kỹ năng sinh tồn rèn giũa từ nhỏ dù ở bất kỳ đâu con vẫn an toàn.

Gia đình nào cũng có con nhỏ, bạn đang phân vân muốn tìm một cuốn sách để đọc. Vậy” mẹ ơi ở đâu con được an toàn” là một lựa trọn.

 Nguồn: https://dembuon.vn/

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa