Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 17/05/24

Review Sách Bàn Về Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Dưới Góc Nhìn Khoa Học Và Phật Giáo

Jean-Jacques Rousseau từng nói:

Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc, song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì.

Cuốn sách Bàn Về Hạnh Phúc của Matthieu Ricard sẽ giúp chúng ta hiểu hạnh phúc – một vấn đề mang tính trừu tượng và triết lý dưới dưới cái nhìn gần gũi, sống động. Quan trọng hơn hết, khi đọc xong cuốn sách này, chúng ta sẽ biết mình cần tìm hạnh phúc ở đâu.

Tác giả cuốn Bàn Về Hạnh Phúc

Tác giả sách Bàn Về Hạnh Phúc – Matthieu Ricard được mệnh danh là người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới. Đó là kết quả của một cuộc nghiên cứu kéo dài 12 năm về thiền định và lòng trắc ẩn do các nhà thần kinh học đến từ Đại học Wisconsin thực hiện.

Matthieu Ricard là một tu sĩ Phật giáo, ông trở nổi tiếng thế giới vì những bài chia sẻ vô cùng giá trị về con đường tìm kiếm chân hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó. Trên người đường tu hành, ông đã phiên dịch tiếng Pháp cho Đức Dalai Lama, dịch và viết nhiều cuốn sách về Phật giáo nổi tiếng như Nhà sư và triết gia, Những nhà sư vũ công của Tây Tạng hay Cái vô hạn trong lòng bàn tay.

Những cái nhìn sai lệch về hạnh phúc

Người ta định nghĩa hạnh phúc là cái gì đó phức tạp và rối rắm, một trong những quan niệm mà nhân loại đã cố tình thả nổi để mỗi người tự xác định theo cách của mình.

Nhưng nhiều khi, từ “hạnh phúc” đã bị dùng sai tới mức người ta quay lưng lại với nó do quá chán chường bởi những ảo tưởng và màu mè mà nó mang lại. Đối với một số người, nói đi tìm hạnh phúc gần như là một chuyện vô duyên. Được trang bị tri thức đầy mực, họ ra mặt chế nhạo hạnh phúc như chế nhạo một cuốn tình cảm sướt mướt.

Thực ra, theo cuốn Bàn Về Hạnh Phúc, việc định nghĩa hạnh phúc là quan điểm cả nhân của từng người. Nhưng hiểu về hạnh phúc sẽ giúp chúng ta quyết định điều gì nên làm, điều gì quyết định chất lượng từng khoảnh khắc trong cuộc đời chúng ta. Do vậy, con người rất nên tìm hiểu, hạnh phúc thực sự là gì.

Người sống như thế nào thì được hạnh phúc?

Một thống kê gần đây cho thấy, sức mua ở Mỹ tăng thêm 16% trong 30 năm qua nhưng tỷ lệ người tự cho là hạnh phúc giảm từ 36% xuống 29%.  Ở Nhật Bản, riêng năm 2006 đã có 30 000 người tự tử và con số này tăng thêm 7% trong mỗi năm sau đó.

Một nghiên cứu xã hội học lại chỉ ra rằng 75% dân số ở các quốc gia yên bình nhất thế giới như Phần Lan, Thụy Điển nói rằng họ có cuộc sống hạnh phúc với đầy đủ vật chất, phúc lợi xã hội nhưng cảm giác hạnh phúc ấy cũng mất đi khi họ không còn những vật chất ấy nữa.

Các nhà khoa học, các vị triết gia thì mất cả ngàn năm đi tìm lời giải cho câu hỏi “Làm thế nào để đạt được hạnh phúc?”

Tựu chung lại, những cộng đồng người ở trên đều đang đi tìm hạnh phúc bên ngoài bản thân, họ cho rằng hạnh phúc nằm ở ngoại cảnh nên mải miết đi tìm.

Hạnh phúc sâu sắc nhất đến từ chính chúng ta

Bàn Về Hạnh Phúc chỉ ra rằng, hãy thôi tìm hạnh phúc ở những thứ bên ngoài mình, học cách nhìn sâu vào bên trong. Nhưng không phải tập trung ngắm nhìn bản thân, mà là nhìn thế giới nhân đạo và vị tha hơn một chút.

Hạnh phúc cũng không phải thứ xảy đến do may mắn hay tình cờ. Chúng ta cần rèn luyện để trở nên hạnh phúc, vì hạnh phúc cũng giống như mọi thứ trái ngọt trên đời, muốn có được ta cần phải tận tâm và bền bỉ.

Thay đổi cách ta quan sát thực tại không có nghĩa là nhìn đời bằng con mắt ngây thơ hay lạc quan một cách giả tạo. Hạnh phúc cũng không phải một trạng thái hứng khởi nhất thời, mà là sự loại trừ các độc tố của tâm thức, không để hận thù xâm lấn tâm trí của chúng ta.

Năm 1985, Fleet Maul, một người Mỹ bị kết án 25 năm tù giam vì tội ma túy, đã kể lại câu chuyện của mình: “Đó là một môi trường địa ngục thực sự, một kiểu hòm kín mít bằng thép ở trong một khu nhà mái bằng bê tông. Không có cửa sổ, không được thông gió, không có chỗ để đi vài bước chân.

Các phòng giam chật cứng người và nóng bức không thể tưởng tượng nổi. Lúc nào cũng ầm ĩ, đúng là một tình trạng hỗn loạn. Các phạm nhân cãi vã, gào thét; bốn năm chiếc vô tuyến bật liên tục, cùng lúc, suốt 24 giờ. Chính ở đó mà lần đầu tiên tôi bắt đầu ngồi xuống và ngày nào cũng thiền. Rốt cục, tôi thiền bốn, năm tiếng mỗi ngày ở chiếc giường tầng trên tại một phòng giam ban đầu được thiết kế cho hai tù nhân.”

Sai tám năm ngồi tù, anh tuyên bố rằng toàn bộ trải nghiệm trên đã thuyết phục được anh về hai sự thật: thực hành tâm linh gắn với sức mạnh của lòng cảm thông và “cái tôi” là có thực. Từ những ngày ấy, rất thường xuyên, tôi cảm nhận được tự do thênh thang và niềm vui rộng lớn. Một niềm vui vượt lên trên mọi hoàn cảnh, bởi nó không tới từ bên ngoài và đương nhiên là không cái gì trong tù có thể nuôi dưỡng được nó.

Nhận xét về cuốn Bàn Về Hạnh Phúc

Trước khi dành 30 năm tu tập chuyên sâu ở Tây Tạng thì nhà sư Matthieu từng là một người nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, cuốn sách này cân bằng giữa giáo lý Đạo Phật và những nghiên cứu khoa học về khái niệm hạnh phúc.

Sách Bàn Về Hạnh Phúc của Matthieu làm cho người đọc có cảm xúc giống với cuốn Hiểu Về Trái Tim của thầy Thích Minh Niệm. Hai cuốn sách đều đem đến cái nhìn đa chiều và đầy sự bao dung.

Lời kết

Đọc cuốn Bàn Về Hạnh Phúc để hiểu rằng hạnh phúc không phải tự nhiên mà đến, cũng không phải món quà mà ai đó bỗng nhiên đem đặt vào bàn tay ta. Để có được hạnh phúc, hãy bắt đầu từ chính tim mình.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Kết lại bộ phim – một bài hát “vừa đủ”
Khi câu chuyện hoàn toàn đã kết thúc là khi các cảnh ấn tượng, behind the scene, giới thiệu đoàn…
Sinh viên Phenikaa tham gia thử thách tại Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2024
Ngày 04 – 05/05/2024, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Tây Hồ diễn ra vòng Sơ…
Sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử và Kỹ thuật Cơ khí sôi nổi trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Nhằm khích lệ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học của sinh viên, ngày 04/05/2024, Khoa…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa