Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Tuesday, 12/11/24

‘Phép kỷ luật một phút’ để không phải đánh con

Phép kỷ luật một phút không phải là hình phạt, nó cho bạn thời gian để kiểm soát và thay đổi hành vi của trẻ.

Thay vì la mắng hoặc đánh con khi bé làm sai, hãy bình tĩnh thực hiện theo phép quy tắc dưới đây để sửa lỗi bản thân và giúp bé thay đổi hành vi:

0-10 giây: Hành động nhanh chóng

Hãy hành động thật nhanh thay vì quát mắng trẻ. Tiến sĩ Anthony E. Wolf, tác giả của cuốn sách The Secret of Parenting cho biết: “Đừng nói ‘dừng lại’ và chỉ đợi trẻ tuân theo.” An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu, vì vậy nếu có bất kỳ nguy hiểm nào có thể xảy đến với con bạn, bạn cần phải hành động ngay. Việc quát mắng trẻ trong cơn giận giữ có thể khiến bé hoảng sợ và chính bạn cũng sẽ cảm thấy hối hận về sau.

10-20 giây: Giữ bình tĩnh

Bạn có biết các tiếp viên hàng không thường chỉ dẫn bạn hãy đeo mặt nạ oxy của mình trước khi đeo cho con? Đối phó với cảm xúc là như thế – hãy chăm sóc bản thân trước.

Tức giận không phải là vấn đề, tiến sĩ Wolf nói. Trẻ có thể sẽ cảm thấy khó chịu và bực bội với bạn ngay cả khi bạn đang cố gắng kìm chế cơn giận. Vì thế, hãy giữ bình tĩnh và trút giận theo một cách khác. Thay vì nói “Dừng lại ngay” hoặc “Con rất hư”, hãy nói lớn tiếng “Aaaa….”. Bằng cách này, trẻ sẽ hướng sự chú ý về phía bạn, lắng nghe và dừng làm việc sai trái.

“Nếu bạn la hét, bạn sẽ làm xấu đi những gì bạn đang cố dạy con bởi vì chúng sẽ chú ý đến cảm xúc mãnh liệt của bạn, chứ không phải là hành động của chúng”, Denis Donovan, MD, giám đốc Trung tâm Children’s Center for Developmental Psychiatry, ở St Petersburg, Florida cho hay.

20-30 giây: Đánh giá tình huống

Hãy dành vài giây để tập trung vào những gì vừa xảy ra. Tiến sĩ Rosenquest, một bác sĩ trẻ em nhớ lại: “Khi đứa con trai 2 tuổi của tôi thể hiện năng khiếu hội họa, nó đã vẽ kín chiếc ghế dài và bức tường khiến tôi rất tức giận. Thái độ của tôi dường như làm con choáng váng và rất sợ. Nhưng sau đó một lát, tôi đã phát hiện ra rằng nó đang bắt chước hình vẽ từ cuốn sách thiếu nhi Harold and the Purple Crayon. Và tôi cho rằng đó là một nỗ lực sáng tạo tuyệt vời”.

Đây chính là ví dụ để bạn cần xem xét và đánh giá tình huống, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề chứ không phải chăm chăm trách móc hành vi của trẻ. Đôi khi nó không nghiêm trọng như những gì bạn nghĩ. Một em bé 3 tuổi cáu gắt có thể do bé bị đói, một em bé 8 tuổi không chịu ăn bữa sáng có thể do đêm qua không ngủ đủ giấc.

Bằng cách đánh giá hành vi và tìm hiểu nguyên nhân, bạn có thể ngăn chặn được những hành vi xấu tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Đừng nói với trẻ: “Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi?”, điều đó không thực sự quan trọng, mà quan trọng là sự kiên trì và thay đổi cách giáo dục của bản thân mới mong trẻ tốt hơn.

30-40 giây: Hãy nói chuyện với trẻ

Bạn cứ im lặng nghĩa là bạn đang kiểm soát trẻ chứ không phải khiến trẻ thay đổi hành vi của mình. Hãy nói với trẻ tại sao không nên làm như vậy, hậu quả của nó ra sao. Hãy ngồi lại bên cạnh trẻ, nhìn vào mắt và nói một cách nhỏ nhẹ, khoảng vài ba câu kiểu như “Con không nên vẽ lên tường, lần sau hãy vẽ vào tờ giấy”, hoặc “Con không nên ăn bánh quy vì chuẩn bị tới giờ ăn tối rồi”. Sau đó hãy để mọi thứ qua đi, nếu còn tiếp tục tranh cãi với trẻ, bạn sẽ khiến thông điệp của mình bị sai lệch hoặc không được truyền tải đúng cách.

40-50 giây: Hãy cân nhắc xem có cần phạt không

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng hình phạt chính là cái đích cuối cùng của kỷ luật nếu trẻ vẫn không nghe lời, nhưng các chuyên gia không đồng ý với điều này. Hình phat đôi khi chỉ là không để trẻ được tiếp tục việc trẻ đang làm và cho trẻ trải nghiệm hậu quả của những hành động đó. Nếu trẻ ném bóng trong nhà, bằng mọi cách hãy lấy quả bóng đi hoặc cất chiếc bánh vào tủ lạnh khi bé muốn ăn trước bữa tối. Nếu trẻ đánh bạn trong lớp, hãy nói với trẻ “Con sẽ không được chơi với các bạn trong giờ ra chơi”.

50-60 giây: Cho bé trải nghiệm hậu quả

Nếu yếu tố quyết định trong kinh doanh bất động sản là vị trí, địa điểm thì trong việc nuôi dạy con cái là tính nhất quán. Đừng bao giờ nói suông hoặc tạo ra những mối đe dọa cho trẻ mà bạn không thể thực hiện. Hãy nói với trẻ rằng “Đó sẽ là chiếc bánh quy cuối cùng con được ăn trong tuần này”, hay “Con sẽ không được dùng bút màu trong 3 ngày” hay “Con sẽ không được chơi món đồ này trong một tháng”.

Khi tất cả những điều trên cần được nói và làm thì Phép kỷ luật một phút sẽ rất đơn giản để thực hiện. Nhưng nó đòi hỏi phải bạn phải xác định rõ mục tiêu giáo dục con cái cũng như kiểm soát bản thân thật tốt.

Nguồn: Phương Lam

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH] 3 CUỐN SÁCH SÁCH HAY VỀ TÌNH CHA CHÂN THỰC VÀ ẤM ÁP
“Trên Trái Đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con…
[CON NGƯỜI PHENIKAA] Thành tích ấn tượng của sinh viên ĐH Phenikaa đạt giải thưởng nữ sinh NCKH
Mới đây, Trung ương Đoàn vừa công bố 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng Nữ sinh khoa học công…
[CON NGƯỜI PHENIKAA] TS Nguyễn Viết Hương – Phó trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu được vinh danh tại Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024!
Sau 9 năm học tập, làm việc tại Pháp, TS Nguyễn Viết Hương (SN 1990), quyết định trở về Việt Nam…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa