Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 18/04/24

Pheniker rèn luyện khả năng lập luận qua các tiết học Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc

Những mô hình học tập hội nghị không chỉ tạo cảm hứng học tập cho học sinh mà còn giúp các em tăng thêm tính chủ động, sáng tạo và khả năng thu thập, xử lý và tương tác với nhiều luồng thông tin. Đây cũng là cách giúp Phenikers thực hiện tốt các dự án liên môn. Cùng điểm lại một số môn học đã và đang áp dụng tại Trường Trung học Phenikaa.

Phenikers khối 10 “tọa đàm” về Phát triển bền vững trong môn Địa lý
Phát triển bền vững (PTBV) là nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội. Để đạt được mục tiêu PTBV về Kinh tế, Xã hội và Môi trường, Giáo dục phát triển bền vững (GDPTBV) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Vận dụng các nguyên tắc của GDPTBV trong dạy – học môn Địa lí, trong chủ đề tự chọn môn Địa lí lớp 10: Biến đổi khí hậu, học sinh các nhóm lớp đã được giáo môn Địa lý hướng dẫn, lựa chọn và hoàn thành chuỗi các nhiệm vụ học tâp nhằm mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức và năng lực cần thiết để hiểu được phát triển bền vững là gì và trở nên cam kết thúc đẩy những sự thay đổi cần thiết cho PTBV. Từ đó chuẩn bị cho mỗi học sinh Phenikaa sẽ trở thành những công dân có trách nhiệm hơn không chỉ với bản thân mà còn với các thế hệ tương lai.
Chủ đề Biến đổi khí hậu được tích hợp với các nội dung đa dạng, thể hiện qua các nhiệm vụ học tập sinh động như: tìm hiểu và nêu giải pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học; tìm hiểu về kinh tế xanh, tiêu dùng bền vững với các topic nóng như “Thực phẩm vì khí hậu”, “Thời trang nhanh – xu thế và ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu”…
Trong quá trình thực hiện Dự án học tập, giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, tiêu biểu như phương pháp giải quyết vấn đề, tranh biện… Đặc biệt, các hoạt động dạy học đều hướng vào việc phát triển năng lực hành động cho học sinh, để tạo ra những thay đổi có tính bền vững cho xã hội.
Qua việc tìm hiểu và giải quyết các vấn đề nêu trên, học sinh được hình thành cách nhìn nhận đa chiều về một vấn đề cụ thể. Ví dụ như việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa; bảo tồn động vật hoang dã… Đồng thời, các nhóm lớp đã thảo luận, cùng đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích bạn bè và cộng đồng tham gia vào các hoạt động vì sự phát triển bền vững trong cuộc sống hàng ngày như thực hành lối sống tiêu dùng bền vững, giảm dấu chân sinh thái thông qua việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng nhựa dùng 1 lần, sử dụng bình đựng nước cá nhân, không lãng phí thực phẩm…
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy nên những tiết học Địa lí của 2 lớp 10C1, 10C2 được tổ chức đồng thời tại Thư viện nhà trường đã thực sự trở thành buổi thảo luận, tranh biện với nhiều ý kiến sắc sảo và sâu sắc!
Tương tự như thế, đối với bộ môn Ngữ văn, việc xây dựng tiết học giữa hai nhóm lớp theo kiểu đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp tối ưu. Trước khi có bản tuyên bố chung, đại biểu 30 nước  cùng bước vào phần hiệp thương. Sau thời gian này, Ban điều hành gồm Chủ tọa, Thư kí, Ủy viên sẽ họp kín nhằm soạn ra nghị quyết chung. Bản nghị quyết được thông qua với tỉ lệ đồng thuận đạt 80%.
Hình thức giả lập lại những phiên họp cấp cao của các Hội đồng trực thuộc Liên hợp quốc đã tạo sự hấp dẫn, hứng thú với các bạn học sinh. Tại các tiết học, học sinh được đóng vai các đại biểu tham gia tranh luận vấn đề lớn mang tính toàn cầu, các Pheniker không chỉ nâng cao nhận thức bản thân mà còn tham gia vào quá trình trao đổi, cộng tác nhằm tìm ra tiếng nói chung từ những quan điểm khác biệt cũng như củng cố nhiều kĩ năng quan trọng và có thể vận dụng linh hoạt vào cuộc sống thực tiễn của bản thân!
Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH] VƯƠN LÊN HOẶC BỊ ĐÁNH BẠI- LÝ THƯỢNG LONG- CUỐN SÁCH CỦA NHỮNG NGƯỜI TRẺ MUỐN VƯƠN LÊN
“Vươn lên hoặc bị đánh bại” là một cuốn sách hay giành cho giới trẻ của tác giả trẻ Lý…
Giáo dục: Tròn hay Méo?
Liệu giáo dục có hoàn hảo hay không? Cùng nghe quan điểm của The Present Writer nhé!
Mình nghĩ gì về việc “người khác nghĩ gì về mình”?
Bài viết này được truyền cảm hứng bởi một sự kiện, đó là chồng mình lập ra một kênh YouTube…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa