Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 12/12/24

Phenikaa School chú trọng phát triển tư duy sáng tạo từ Tiểu học

Phenikaa School phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua 5 thói quen: khơi gợi tò mò, chủ động tìm tòi, thử nghiệm, trình bày ý tưởng và đánh giá thành quả.

“Khi công nghệ ngày càng phát triển và đang dần thay thế con người ở nhiều lĩnh vực thì năng lực tư duy sáng tạo sẽ là một trong những yếu tố then chốt để mỗi cá nhân khẳng định chính mình”, đại diện trường khẳng định.

Lớp học sáng tạo tại Phenikaa School

Với định hướng xây dựng ngôi trường hạnh phúc, truyền cảm hứng sáng tạo, Phenikaa School đầu tư phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ từ cấp tiểu học. Cô Nguyễn Thu Biên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa chia sẻ, nhiều phụ huynh cho rằng sáng tạo là tố chất bẩm sinh. Thực tế, để phát triển tối đa khả năng này, các con cần được rèn luyện để hình thành kỹ năng tư duy từ nhỏ, từ đó, thêm tự tin, niềm hứng khởi trong học tập.

“Khi con phát triển tư duy sáng tạo tốt, con sẽ bứt phá trong cuộc sống và rất nhiều môn học, dù là tiếng Việt, tiếng Anh hay các môn khoa học, nghệ thuật”, cô Biên nói thêm.

Theo tổ chức People for Education (Canada), sáng tạo ở trẻ là một chuỗi những hoạt động thú vị, bao gồm khám phá, thử nghiệm, trình bày… Khi trẻ tự do sáng tạo, tất cả các môn học đều trở nên thú vị.

Nếu trẻ tiếp thu kiến thức theo cách thụ động, giờ học sẽ diễn ra buồn tẻ và thiên về lý thuyết. Vì vậy, các nền giáo dục phát triển trên thế giới đã chuyển dần sang phương pháp đào tạo “lấy học sinh làm tâm điểm”. Tại Phenikaa School, thầy cô sẽ đóng vai trò là người tạo điều kiện để các con tự mình khám phá và tìm tòi để đưa ra cách giải quyết vấn đề. Phương pháp này tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân, thôi thúc phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.

Theo đó, Phenikaa School giảng dạy với nhiều hoạt động khơi gợi sự tò mò của trẻ. Trẻ dễ hình thành đam mê sáng tạo trong môi trường học tập thoải mái, khám phá thế giới quan. Tại trường, giáo viên sẽ khuyến khích học sinh tự nghi vấn, đồng thời, đặt câu hỏi gợi mở, tạo không gian để liên tưởng, suy ngẫm, ví dụ như “Nếu là một phi hành gia, con sẽ chế tạo một chiếc tàu bay thế nào, màu sắc ra sao?”.

Song song, trường tạo điều kiện cho trẻchủ động tìm tòi kiến thức để phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Từ đó, học sinh nhận thức một vấn đề sẽ có nhiều cách lý giải. Khi đưa ra đề bài, thầy cô chủ động gợi ý mở rộng góc nhìn, tiếp cận chủ đề từ nhiều hướng khác nhau, vận dụng đa dạng kiến thức.

Phenikaa School tạo thói quen này cho học sinh thông qua các buổi học liên môn trong chương trình đào tạo hoặc hoạt động sự kiện của nhà trường. Mới đây, học sinh trải nghiệm hoạt động chương trình “Tết Bốn Phương” với đề tài tìm hiểu về Tết trên các quốc gia khác nhau, kết hợp kiến thức môn Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn và Mỹ thuật để xây dựng mô hình lều trại, thuyết trình về ngày lễ truyền thống trên khắp thế giới. Các hoạt động này giúp học sinh hình thành thói quen chủ động tìm hiểu, liên tưởng, nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính đa màu sắc, làm giàu cả về kiến thức và trải nghiệm.

Học sinh Phenikaa thuyết trình tại Hội Xuân “Tết Bốn Phương – Xuân Yêu Thương”

Trường cũng tạo môi trường cho trẻ thử nghiệm. Đây là bước quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động sáng tạo. Theo cô Nguyễn Thu Biên, từ những ngày đầu thành lập, nhà trường định hướng đầu tư cơ sở vật chất để học sinh thỏa sức đam mê khám phá, thử nghiệm.

Hiện, Phenikaa School có không gian học tập đa chức năng. Trong đó, Makerspace là không gian thực hành sáng tạo với tổng diện tích gần 1000 m2, phân thành xưởng thiên văn, khám phá, xưởng mộc, phòng labs… Tại đây, học sinh có thể khởi tạo, hiện thực hóa các dự án riêng.

Một buổi sinh hoạt của học sinh Phenikaa School tại không gian Makerspace

Bên cạnh đó, giáo viên sẽ thôi thúc trẻ trình bày ý tưởng. Đây là phần thưởng về mặt tinh thần, động viên trẻ duy trì động lực, nhiệt huyết cho dự án cá nhân. Tại Phenikaa School, các hoạt động như Tết Bốn Phương, English Festival Contest… là sân chơi các em thể hiện năng lực bản thân, mạnh dạn “khoe” thành phẩm sáng tạo với bạn bè, thầy cô và cha mẹ.

Qua đây, trẻ cũng được rèn luyện thêm các kỹ năng khác như giao tiếp, thuyết trình, tranh biện,… để có thể tự tin trình bày ý kiến, quan điểm mạch lạc, thuyết phục hơn.

Cuối cùng, thầy cô cùng trẻ đánh giá thành quả. Khép lại mỗi dự án học tập sáng tạo, học sinh cần giai đoạn chiêm nghiệm, tiếp thu góp ý từ “khán giả”, đồng thời, tự đánh giá để hoàn thiện tác phẩm, tiến bộ cho những lần sau. Theo đó, giáo viên sẽ đưa ra những lời nhận xét tích cực và chỉ ra những điểm có thể cải thiện.

Đồng thời, giáo viên tại Phenikaa School hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch sau mỗi dự án để ghi lại thành tựu và những điều các em muốn làm tốt hơn. Quá trình này cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp với thái độ tích cực.

Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này đòi hỏi giáo viên cần đầu tư thời gian, tâm sức hơn cho chương trình học, có sự sao sát quan tâm và thấu hiểu học trò của mình. “Bù lại, khoảnh khắc thấy các con vui vẻ, từng bước tiến bộ và đến trường với niềm say mê, háo hức là cả một phần thưởng to lớn”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phenikaa nói thêm.

 

Nguồn: vnexpress.net

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH] – SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH – MATTHEW MCKAY,PH.D, JOHN P.FORSYTH, PH.D, GEORG H.EIFERT,PH.D
Giá trị bản thân của mỗi người thực sự đáng giá khi chúng ta biết biến giá trị đó thành…
15.000 sinh viên Đại học Phenikaa hòa nhịp cùng Đại nhạc hội “Into the Colorverse”
Into the Colorverse – Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Đại học Phenikaa tối 8/12 tại sân khấu…
Sinh viên Phenikaa tiếp tục giành giải tại đấu trường Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Từ ngày 28/11 – 01/12/2024, Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI đã diễn ra…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa