- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Để làm tốt bài thi trong phần hình học ngoài nắm chắc lý thuyết, thí sinh cần làm nhiều bài tập thực tế gia cố kiến thức.
Cô Phùng Thị Huyền – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh của mình.
Dưới đây là những gợi ý của cô Phùng Thị Huyền – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội) về kiến thức, kỹ năm làm bài thi phần hình học – môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Hình học sẽ có hai phần là hình học Giải tích và hình học Không gian. Đối với hình học Giải tích, học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản liên quan đến đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu và các công thức về tọa độ điểm và véctơ.
Hình học không gian sẽ xoay quanh bài toán tính thể tích, khoảng cách, góc và bài toán mặt tròn xoay ở mức độ cơ bản, thông thường.
Ở phần kiến thức hình học, các câu hỏi khó thường rơi vào phần khối tròn xoay và hình học Giải tích.
Theo đó, thí sinh cần tập trung vào cách giải bài tập thực tế để giúp bản thân hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức hình học vào thực tế, chính những bài tập này giúp thí sinh củng cố kiến thức.
Bên cạnh đó, học sinh nên tham khảo thêm cách giải các bài tập mẫu nhằm giúp bản thân hiểu rõ hơn về cách giải quyết các vấn đề trong các phần kiến thức khó hơn.
Theo như đề thi nhiều năm trở lại đây, hình học Không gian có 4 câu mức độ nhận biết và thông hiểu; 1 câu mức độ vận dụng.
Mặt tròn xoay 2 câu nhận biết thông hiểu và 1 câu mức độ vận dụng.
Hình học Giải tích sẽ có 7 câu nhận biết và thông hiểu; 1 câu mức độ vận dụng cao.
Thí sinh lưu ý, hình thức thi bằng trắc nghiệm nên quá trình làm bài thi không cần chú trọng nhiều đến cách trình bày, cần quan tâm đến chiến thuật giải nhanh, ngắn gọn và chính xác. Để làm được điều đó, trong giai đoạn nước rút này cần tập ghi chú những nhận xét mà các thầy cô giảng dạy lưu ý.
Quá trình ôn tập ở nhà cần học kỹ lý thuyết, hiểu rõ bản chất của từng khái niệm, thuộc các công thức, tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức đã học, làm một số bài tập cơ bản bằng tự luận để ghi nhớ công thức và sau đó làm các bài trắc nghiệm.
Việc làm bài trắc nghiệm, thí sinh có thể dùng các kỹ thuật sau: làm trực tiếp như tự luận, dùng cách loại trừ dần các đáp án sai; phương pháp thử và kỹ năng dùng máy tính…
Trong quá trình luyện đề, các em nên tìm cho mình những cách giải nhanh, phù hợp với bản thân, tránh sử dụng quá nhiều các kỹ thuật hoặc các mẹo thấy không hiểu, khó nhớ.
Cố gắng luyện tập sử dụng thành thạo máy tính Casio, tuy nhiên đừng quá lệ thuộc vào máy tính.
Với học sinh khá, giỏi cần tìm hiểu cách vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để xử lý các bài toán ở cấp độ vận dụng cao.
Cuối mỗi chương nên làm một số đề trắc nghiệm, quá trình làm cần bấm giờ để hình thành chiến thuật làm bài hợp lý.
Sau khi làm xong một đề cần rút kinh nghiệm, các em cần xác định các lỗi sai, câu hỏi chưa cảm thấy tự tin, tìm xem nguyên nhân sai do đâu, tìm cách khắc phục.
Đối với học sinh yếu, trung bình thì thời điểm này tập trung vào các chương lớp 12 như chương hàm số, mũ – logarit, nguyên hàm, tích phân, số phức…
Đối với thí sinh đặt mục tiêu 7 – 8 điểm không nên ôn kiểu dàn trải, học mới mà phải ôn các dạng chắc chắn sẽ thi, dạng cơ bản.
Riêng đối với những bạn có mục tiêu điểm cao từ 9 – 10 điểm thì tập trung luyện các dạng vận dụng cao. Bài thi có 5 câu vận dụng cao và nằm ở các chương khác nhau, tỷ lệ cao sẽ rơi vào các chương hàm số, mũ – logarit, số phức, tích phân và Oxyz”.
“Hình học lớp 11 thường tập trung các bài toán liên quan đến góc, khoảng cách và các kiến thức liên quan đến đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau”, cô Phùng Thị Huyền – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội) chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn