Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 11/10/24

Nghiên cứu giải thích vì sao não “thiên vị” ký ức này hơn ký ức khác

Nếu từng xem phim Inside Out (2015), hẳn bạn còn nhớ nhân vật chính Riley mang trong mình 5 “ký ức cốt lõi” (core memory) là vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, giận dữ và chảnh chọe. Đây được cho là những khoảnh khắc cảm xúc định hình tính cách con người.

Cụm từ một lần nữa nổi lên từ khoảng năm 2020, khi hashtag #corememory xuất hiện trên hơn 400,000 bài đăng trên TikTok và Instagram. Theo nhà tâm lý Anthony Quarles, khó khăn do COVID-19 gây ra khiến người ta muốn “ăn mày quá khứ” những ký ức tươi đẹp ngày xưa. Và mỗi khi mùa hè đến gần, nhiều người lại chia sẻ “core memory” về các kỳ nghỉ.

Vậy core memory có thực hay chỉ là sản phẩm của văn hóa đại chúng? Nếu có, thì điều gì tạo nên những ký ức sâu đậm như vậy?

Cảm xúc mãnh liệt khiến bạn nhớ mãi điều gì xảy ra

Theo nghiên cứu của Viện Não bộ Queensland (trực thuộc Đại học Queensland, Úc), những ký ức mang cảm xúc mạnh mẽ sẽ in sâu vào ký ức bạn hơn. Đó có thể là cảm giác hưng phấn, hồi hộp khi có nụ hôn đầu, hoặc bàng hoàng khi nghe tin người thân đột ngột qua đời.

Điều này xảy ra bởi cảm xúc mạnh sẽ kích hoạt hạch hạnh nhân (amygdala) trong não, giải phóng hormone cortisol (gây căng thẳng) hay adrenaline (gây hưng phấn). Lúc này khả năng nhận thức và chú ý cũng được củng cố, hỗ trợ quá trình mã hóa sự kiện thành ký ức duy trì lâu dài trong não.

25apr2024240423corememory1jpg
Ký ức nào đi cùng cảm xúc mãnh liệt sẽ ở lại não bạn rất lâu.

Bối cảnh khác thường, ắt sẽ được nhớ lâu

Chúng ta thường nhớ những gì xảy ra trong một chuyến đi xa, thậm chí sau vài chục năm cũng không quên. Đó là bởi sự mới mẻ khi bạn đến vùng đất lạ, gặp những con người mới đã kích hoạt não sản sinh dopamine – hormone khiến cơ thể dễ chịu, muốn thôi thúc lặp lại cảm giác đó. Và não đã thực hiện điều này bằng cách khiến bạn luôn nhớ về nó.

Đặc biệt nếu là lần đầu tiên bạn đến nơi đó, ấn tượng đầu tiên bạn có sẽ ảnh hưởng đến những lần quay lại sau. Vì vậy mà ấn tượng đầu tiên luôn đóng vai trò quan trọng.

Vietcetera x Renaissance: 25 Hours of Discovery

Cứ lặp lại nhiều lần, bạn sẽ không thể quên

Nếu hồi nhỏ được nghe mẹ hoặc bà kể chuyện mỗi ngày trước khi ngủ, bạn có thể nhớ những câu chuyện đó cho đến tận bây giờ. Theo Viện Não bộ Queensland, đây là một cơ chế giúp hình thành core memory.

Bạn có thể hình dung cách ký ức hình thành khá giống cách một lối mòn được tạo ra. Càng nhiều người bước lên giẫm bớt cỏ, con đường càng trở nên rõ ràng và dễ đi.

Điều tương tự cũng xảy ra trong não khi một trải nghiệm được lặp lại liên tục và thường xuyên trong thời gian nhất định. Khi đó đường dẫn truyền thần kinh (neural pathway) được kích hoạt nhiều hơn so với các trải nghiệm khác. Các synapse hóa học, nơi thông tin được truyền đi, cũng được kết nối mạnh mẽ giúp hình thành các ký ức sâu đậm hơn.

Khi đã hình thành core memory, chỉ cần một mảnh ghép nhỏ liên quan đến ký ức (như mùi hương, cảnh vật hay âm thanh) cũng đủ khiến bạn nhớ lại đầy đủ, trọn vẹn những kiến thức hoặc trải nghiệm liên quan.

Đôi điều thú vị về core memory?

Core memory không bị giới hạn

Khác với Inside Out, chúng ta không bị giới hạn số core memory có thể có trong đời. Ngoài ra theo một nghiên cứu của Đại học Wollongong (Úc), các ký ức có thể gắn với nhiều cảm xúc pha trộn, chứ không chỉ gắn với một cảm xúc đơn lẻ như trong phim.

25apr2024insideoutfirstlookrgbd15020mpubpub161011940x1091jpg
Riley có 5 core memory, nhưng ngoài đời bạn có bao nhiêu core memory cũng được. | Nguồn: Phim Inside Out

Core memory không ảnh hưởng tới tính cách bạn

Lại một đặc tính nữa chỉ đúng trên phim chứ không đúng ngoài đời. Công trình trắc nghiệm Big Five đã cho thấy, có những tính cách hình thành từ trong bào thai và không thay đổi bất kể bạn trải qua điều gì. Cũng theo chuyên gia khoa học thần kinh Nicole Dudukovic, những người mắc chứng mất trí nhớ không hề thay đổi tính cách.

Tuy nhiên một số ký ức có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận cuộc đời và bản dạng cá nhân. Ví dụ khi chiến thắng một cuộc thi tài năng, bạn đã thấy mình ở một vị thế khác. Những core memory như vậy thường gián tiếp thay đổi con người theo nhiều chiều hướng khác nhau.

25apr2024240423corememory2jpg
Core memory có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận cuộc đời và bản dạng cá nhân.

Ta khó đoán được ký ức nào sẽ thành core memory

Có những sự việc bạn thấy bình thường ở thời điểm xảy ra, nhưng lại trở nên quan trọng ở hiện tại. Chẳng hạn khi trải qua một biến cố, bạn mới xâu chuỗi những sự kiện trong quá khứ và nhận ra nó tác động thế nào đến kết quả bạn vừa trải qua. Vậy là bạn có thêm vài core memory khác theo cách mà não bộ cũng không thể ngờ tới.

Không phải core memory nào cũng chính xác

Trên thực tế, mọi ký ức mà chúng ta nghĩ rằng mình “nhớ như in” đều dễ bị thay đổi, quên và sai sót ở những chi tiết nhỏ, ngay cả khi đó là một sự kiện quan trọng. Theo nghiên cứu của Đại học Wollongong, điều này xảy ra do cách hoạt động của bộ nhớ.

Cụ thể, khi mã hóa ký ức, chúng ta thường nhớ những dữ kiện chính rồi ghép nó lại ở bước truy xuất. Với những phần ký ức không nhớ ra, ta có xu hướng lấp đầy nó bằng góc nhìn cá nhân. Quá trình này diễn ra khác nhau mỗi lần bạn nhớ lại sự kiện. Do đó, bạn có thể sẽ diễn giải lại ý nghĩa, có những cảm xúc mới khác với lần hồi tưởng trước.

Ví dụ khi đang yêu, bạn sẽ coi nụ hôn đầu tiên với người ấy là một core memory vui vẻ. Nhưng khi mối quan hệ ấy đang trên bờ đổ vỡ, những cảm xúc tiêu cực được não đưa thêm vào, khiến bạn không còn coi nụ hôn đó là ký ức đẹp nữa.

Nhưng ta vẫn có thể thể tự tạo ra core memory

Dù không thể dự đoán, bạn có thể tác động để một số ký ức ở lại bên mình lâu hơn. Bản chất của ký ức phụ thuộc vào kết nối giữa bạn và con người/sự vật/sự việc liên quan. Kết nối đó càng chặt chẽ, thì bạn càng nhớ lâu. Bạn có thể củng cố mối liên kết này bằng các cách:

  • Thường xuyên nghĩ về khoảnh khắc bạn muốn ghi nhớ, theo cơ chế “lặp lại” nói trên.
  • Kết nối ký ức qua những mảnh ghép: Nghe một bài hát, hoặc ăn một món ăn cụ thể có thể giúp bạn khơi dậy các ký ức xung quanh những thứ này.
  • Chụp ảnh, quay video: Đây chính là những “bộ nhớ phụ” hiệu quả hỗ trợ não. Dù bao nhiêu năm trôi qua, chỉ cần nhìn những bức hình này là bao kỷ niệm ùa về.
  • Ngủ ngon: Thời điểm quá trình xử lý và lưu trữ ký ức của não hoạt động mạnh, giúp bạn ghi nhớ chúng lâu hơn sau này

 Nguồn: https://vietcetera.com/vn/nghien-cuu-giai-thich-vi-sao-nao-thien-vi-ky-uc-nay-hon-ky-uc-khac

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN PHENIKAA ĐƯỢC BIỂU DƯƠNG LÀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT THỦ ĐÔ NĂM 2024
Hòa chung không khí chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), sáng ngày…
CHUNG KẾT GIẢI TENNIS PHENIKAA CUP
Với tinh thần khỏe để cống hiến, tạo ra nhiều giá trị hơn cho Tập đoàn và xã hội, Giải…
[REVIEW SÁCH] CÓ LÀM MỚI CÓ SAI – NOBORU KOYAMA
Bất cứ ai khi bắt đầu một công việc mới, hay chuyển nhà đến một nơi mới,.. bắt đầu một…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa