Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Monday, 25/11/24

Nếu vừa có một ngày tồi tệ, đây là những việc bạn cần làm ngay để cứu vãn cảm xúc của mình

Có những ngày đi làm về, tôi thấy cả thế giới đều như đang quay lưng lại với mình. Tôi vẫn coi sự bực dọc trong cuộc sống chỉ như hạt bụi dính đế giày, bước chân qua bậc thềm trước cửa nhà rồi cũng giũ bỏ hết. Giá như mọi chuyện lúc nào cũng được đơn giản như vậy thì tốt. Chúng ta phải trải qua những ngày thực sự tồi tệ; sếp mắng, người yêu phàn nàn, lũ trẻ hàng xóm làm vỡ cửa kính hay tắc đường cả tiếng đồng hồ… không phải là đám bụi li ti có thể phủi sạch.

Trải qua những điều tồi tệ không đáng sợ bằng việc nhiều người sẽ coi đó như một điều phải chấp nhận của cuộc sống hiện đại. Bạn cứ lết qua mỗi ngày tồi tệ, không giải quyết mà chỉ âm thầm chịu đựng. Bạn nghĩ điều đó sẽ tốt cho bạn và tốt cho những người xung quanh khi không ai nổi nóng. Nhưng mọi việc đâu đơn giản như vậy, những ngày tồi tệ chốn văn phòng sẽ tích tụ điều giận dữ với sếp, những ngày tồi tệ trong tình yêu sẽ khiến hai người càng ngày càng xa nhau. Việc mọi chuyện tồi tệ có thể ập đến vào một ngày không có nghĩa chúng ta sẽ phải chịu đựng và mặc kệ không giải quyết.

Vốn dĩ cuộc sống đã luôn đẩy ta vào nhiều vấn đề, đại dịch lại càng thổi bùng lên điều ấy. Vậy phải làm gì để có thể tìm thấy bình yên giữa cuộc sống đang vô cùng căng thẳng?

Thở

Đúng rồi, thở đấy. Nghe có vẻ rất giáo điều đúng không? Nhưng thực sự hãy dừng lại trong một giây phút ngắn ngủi và hít một hơi thở thực sự chánh niệm, thực sự tập trung sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. Khi cảm thấy mọi thứ trở nên quá tồi tệ, hãy dừng mọi việc đang làm và dành ra khoảng 2 phút để hít vào – thở ra, thật sâu và thật chú tâm. Đó là lời chia sẻ của Alexandra Elle, một tư vấn chất lượng sống và tác giả cuốn sách “Today I Affirm: A Journal that Nurtures Self Care”. Việc thở như vậy giúp cô có thể “nhớ việc mình đang hiện hữu trong thực tại và sẵn sàng đối mặt với mọi thứ của hiện tại, quá khứ và những điều sắp phải đương đầu”.

Tiến sĩ tâm lý học Lisa Feldman Barrett từ đại học Northeastern chia sẻ cách tiếp trực diện với vấn đề cảm xúc mình đang trải qua hoặc “giải quyết vấn đề theo phương châm của Phật giáo: Ngồi xuống hít thở, cảm nhận rằng cảm xúc đang lơ lửng trong đầu như những đám mây và chờ nó vút qua”.

Bạn không cần phải tìm một nơi thanh tịnh, an yên để thực hành điều này. Điều bạn cần là hãy thở một cách có nhận thức, nhìn nhận việc thở như một dấu hiệu của sự hiện hữu. “Chúng ta không phải ai cũng thích ngồi trên đệm và thiền”, Elle nói. Hãy chú tâm tới việc thở dù bạn đang ở bất cứ đâu, miễn đó là lúc bạn cảm thấy tiêu cực đang ập tới.

Việc dành thời gian để nghĩ về những điều đang xảy ra và cảm xúc của bản thân bạn là điều cần thiết. Chỉ cần nhận thức được rằng việc suy nghĩ quá nhiều hay kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực sẽ là một dấu hiệu để bạn cần tham vấn tâm lý.

Xin lỗi 

Nếu vấn đề của bạn liên quan tới người khác và bạn là người làm sai, đơn giản là hãy xin lỗi.

Và sau khi xin lỗi, hãy giải thích cho họ biết điều gì đã xảy ra, “không phải để bao biện, chỉ là giải thích mà thôi”, Philip Levy, tiến sĩ, chuyên viên trị liệu và tác giả của cuốn sách “The Resilient Couple: Navigating Together Through Life” giải thích. Sau đó, hãy nói với họ việc “cả hai người đã học được điều gì từ trải nghiệm này, họ có thể làm gì khác để tình hình tích cực hơn”.

Nói về những điều mình mong muốn từ người khác, đặc biệt là khi họ chỉ có ý tốt nhưng lại làm gì khiến bạn bực mình (ví dụ như khiến bạn gián đoạn công việc chỉ để thông báo rằng người giao hàng đã tới, hay chi tiêu hơi quá tay cho việc mua sắm). “Điều quan trọng là bạn phải lắng nghe, không chăm chăm vào việc ai đúng, ai sai. Đó là cách để nói rằng bạn cũng quan tâm tới đối phương và cảm xúc họ đang trải qua”, tiến sĩ Levy nhấn mạnh.

Vận động

Tôi biết bạn sẽ thấy bực bội và chắc chắn sẽ khó chịu cả với việc mặc quần áo để tập thể dục khi trong người đã sẵn bực dọc. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc tập thể thao và vận động sẽ giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực vài giờ sau đó.

Tìm một thú vui khác

Đôi khi, bạn cần một sự xao nhãng vừa đủ để quên đi nỗi bực dọc. Thử chơi một trò ô chữ nào thật khó vào, đó là một cách được nhiều người chia sẻ và hữu ích. Sau khi hoàn thành những hoạt động thử thách như vậy, bạn sẽ có được cảm giác chiến thắng hay vượt qua một điều gì đó, khỏa lấp cho cảm xúc buồn bực kia.

Tìm một cách để kết nối

“Con người cần được kết nối vì chúng ta là những sinh vật xã hội”, nhà nhân chủng học đô thị Katrina Johnston-Zimmerman từ đại học Drexel chia sẻ. Nghiên cứu hành vi của con người ở những nơi công cộng, Katrina cho biết kể cả những tương tác thấp – như nhìn một con chuột đang cosolooi một mẩu pizza trên đường với hai người xa lạ, cũng có thể khiến bạn thoải mái hơn. Phần lớn chúng ta đều thiếu những kết nối con người trong cuộc sống. Hãy gọi cho một người bạn, Facetime hay thậm chí trò chuyện với hàng xóm qua khung cửa sổ cũng được đó.

Đừng đấm bao cát hay hét lớn

Việc giải phóng sự giận dữ có thể khiến mọi thứ tệ hơn, tiến sĩ Lennis Echterling từ đại học James Madison cho biết. “Việc hét lớn hay đấm bao cát không có tác dụng gì tới sức khỏe”, ông cho biết.

Tìm kiếm những điều khiến bạn thấy hàm ơn trong cuộc sống

Ngoài kia, nhiều chuyện có vẻ tồi tệ – cuộc sống phức tạp quá phải không? Hãy thử nghĩ xem điều gì khiến bạn thấy hàm ơn?

Bày tỏ niềm cảm kích với mọi người hay điều gì đó trong cuộc sống “có thể giúp bạn cảm thấy được kết nối và truyền cảm hứng tới người khác”, tiến sĩ Sonja Lyubomirsky từ đại học California nhấn mạnh. Nó cũng giúp bạn thoát khỏi vòng luẩn quẩn của những bế tắc. “Bạn không phải chú tâm vào những điều tiêu cực nữa mà chuyển hướng tới những thứ tích cực hơn xung quanh”.

Những điều chúng ta thấy biết ơn có thể nhỏ bé, như có được một cốc cà phê thơm ngon; hay lớn lao – như cảm thấy an toàn và thoải mái trong nhà. Bạn có thể nói cho người khác điều gì khiến bạn cảm thấy biết ơn, hoặc viết ra giấy. Sự cảm ơn phải xuất phát từ chính bạn. Đừng hỏi ý kiến người khác xem bạn nên cảm ơn điều gì hay nói với người khác rằng họ nên biết ơn điều gì trong cuộc sống.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa