Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 19/09/24

Kinh nghiệm dạy con: Cách “xử lý” khi trẻ hay ăn vạ

Kiên quyết, bình tĩnh, không cáu gắt; sẵn sàng cho trẻ ở một mình trong phòng… những nguyên tắc đó sẽ không chỉ giúp bố mẹ điều chỉnh được thói hay ăn vạ, mè nheo của con mà còn chấm dứt được cả vấn đề con biếng nữa.

TS Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) sẽ hướng dẫn bố mẹ cách ứng xử với trẻ mỗi khi con ăn vạ, khóc lóc, mè nheo trong từng tình huống cụ thể.

1. Khi con ăn vạ, bố mẹ bế con vào phòng riêng, khóa cửa lại để mọi người xung quanh không thể can thiệp

Đặt con xuống, dọn dẹp sao cho đảm bảo xung quanh con không có gì nguy hiểm. Bật quạt (nếu trời nóng), lấy sẵn khăn mặt để đó cho con tùy nghi sử dụng. Nếu con bày trò nôn ọe thì bố mẹ chuẩn bị chậu để hứng và khăn để lau. Để nguyên đó cho con tự xử. Sau đó, bố mẹ lấy tai nghe ra nghe nhạc, mắt đừng nhìn con. Nếu muốn quan sát con, hãy nhìn qua gương hoặc đồ gì đó phản chiếu.

Bố mẹ hãy kiên trì và thực hiện các biện pháp dứt khoát để xử lý trẻ ăn vạ (Ảnh minh họa)

Sau khi con đã nín khóc và quên chuyện, bố mẹ không giáo huấn, bởi lúc này trẻ chưa hiểu những lời giáo huấn. Bố mẹ có thể đứng dậy làm việc khác mà coi như sự vụ ăn vạ chưa hề xảy ra. Tuyệt đối không nhắc lại vụ việc đó. Bố mẹ yên tâm là con đủ khôn ngoan để biết rút kinh nghiệm.

2. Nếu con đòi gì đó khi đang ở siêu thị, bố mẹ cương quyết không đáp ứng yêu cầu

Khi con ăn vạ tại đó, bố mẹ cần phải “thản nhiên” bỏ đi, dĩ nhiên, mắt vẫn phải liếc lại sau nhưng đừng cho trẻ thấy. Trẻ sẽ phải nhanh chóng chạy theo. Vụ việc sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa nhưng rồi trẻ sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và giảm đòi hỏi.

3. Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh

Hình phạt đó là “ngồi ghế hư”. Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Thông thường số phút phải ngồi vào chiếc ghế sẽ bằng với số tuổi của bé. Khi hết thời gian, hãy quay lại, giải thích cho trẻ về hành vi sai của bé và nói rằng đó là nguyên nhân mà trẻ phải ngồi vào chiếc ghế phạt này. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.

4. Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con

Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.

(Sưu tầm)
Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG: NHỮNG ĐỨA TRẺ PHẢI ‘ĐƯỢC HỌC’ HƠN LÀ ‘ĐƯỢC DẠY’
Tác phẩm kinh điển “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” của triết gia Jiddu Krishnamurti là một cuốn sách…
TỰ HÀO VĂN HÓA PHENIKAA: THẦY TRÒ PHENIKAA SCHOOL CHUNG TAY QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO LŨ LỤT SAU CƠN BÃO SỐ 3
Trước tình hình lũ lụt diễn ra nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa