- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Khi niềm đam mê được ấp ủ từ trái tim trắc ẩn và những khoảnh khắc “chạm” với nghề |
Để nên duyên với nghề đôi khi chỉ ở đúng một chữ “duyên”, có lẽ vì số phận con người không ai là giống ai. Tôi sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh tại vùng đất Quảng Bình khói lửa. Trong những năm tháng mưa bom bão đạn, tôi đã chứng kiến quá nhiều cảnh tượng đau thương mất mát: từ sự ra đi của những người ruột thịt cho đến người dân, hàng xóm xung quanh. Tai ương không chỉ đến từ tiếng bom tiếng súng, tai ương còn đến từ bệnh tật không được kịp thời cứu chữa, từ sự bất lực khi không thể khống chế dịch bệnh.
Đã rất nhiều lần tôi tự hỏi, liệu có phải những “ám ảnh” từ quá khứ đã thôi thúc tôi trở thành bác sĩ, trở thành một người chiến sĩ áo trắng? Tôi nghĩ không sai khi đặt bút đăng kí Đại học Y trong hồ sơ nguyện vọng. Nhân duyên của tôi với ngành Chăm sóc sức khỏe bắt đầu từ khoảnh khắc đó nhưng niềm đam mê của tôi với chuyên khoa Răng Hàm Mặt lại đến từ sự phân định khá tình cờ. Tôi được lựa chọn vào chuyên khoa Răng Hàm Mặt và trở thành cán bộ giảng viên cho ngành học này sau vài năm học tập tại trường.
Như thế, nghề nó chọn mình đấy chứ chưa chắc là mình chọn đâu /cười/. Câu chuyện niềm đam mê cũng thế, nghề dần làm cho mình đam mê và thôi thúc mình khám phá, cống hiến. 1 năm, 2 năm và 45 năm trôi qua, tuổi trẻ của tôi đã dành trọn cho lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe vì cơ duyên như vậy.
Tôi nghĩ bản thân mình khá may mắn khi được bén duyên với ngành Công nghệ thông tin từ khá sớm. Tôi là kiểu người: thích những thứ mình làm và làm những thứ mình thích.
Niềm đam mê với công nghệ thông tin của tôi được bắt đầu từ hồi còn bé xíu, khi mới được tiếp xúc với máy vi tính. Thời của tôi, máy tính vẫn là một điều gì đó xa xôi và kì diệu, không dễ dàng tìm hiểu như hiện tại. Do tò mò về những thứ mà máy vi tính có thể làm được, càng tò mò hơn về những thứ con người… “thua” máy tính, nên tôi đã tự mua sách về học hỏi. Dần dần tôi đam mê với công việc làm phần mềm máy tính và bén duyên cùng lĩnh vực Công nghệ thông tin .
Cơ duyên của tôi với lĩnh vực nghiên cứu bắt nguồn từ một đề tài nghiên cứu khoa học cũng là đề tài tốt nghiệp Đại học của tôi. Năm ấy, tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu màng phủ cho vít xoắn tuyển quặng thay thế cho vật liệu màng phủ polyurethane nhập khẩu đắt đỏ và khó thi công. Nhiệm vụ này liên quan đến giải quyết vấn đề thực tế và định hướng ứng dụng vào sản xuất công nghiệp. Sau kết quả nghiên cứu thành công ban đầu, tôi dần cảm thấy rất thú vị với lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Cùng với việc được đề nghị ở lại Trung tâm Polyme Compozit, Đại học Bách Khoa Hà Nội làm việc, sau đó được Ban Giám đốc Trung Tâm tạo điều kiện cho đi học thạc sĩ chuyên ngành hóa học tại Hàn Quốc, niềm đam mê Nghiên cứu khoa học của tôi càng được thôi thúc mạnh mẽ, là nền tảng để xây dựng kiến thức chuyên môn và hoàn thiện các kĩ năng nghiên cứu khoa học của bản thân tôi sau này.
Đừng chỉ theo đuổi công việc mình yêu thích, hãy theo đuổi “phẩm chất” cần có của nghề ! |
Nghề nào cũng vậy, tôi nghĩ không thể thiếu ba yếu tố Đam mê – Khám phá và Cống hiến. Với lĩnh vực đặc thù như Chăm sóc sức khỏe, khi bản thân tôi vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo, tôi đặc biệt coi trọng một yếu tố nữa: đó là coi bệnh nhân như người nhà, xem người học như con mình. Tôi muốn dành sự chỉn chu và tận tâm cho bệnh nhân và học trò giống như với chính gia đình mình. Chỉ khi có được sự săn sóc chu toàn đó, tôi nghĩ mới hiểu đúng bản chất và vai trò của ngành y trong xã hội.
Lửa (Passion) – Đam mê công nghệ và đam mê cống hiến.
Liều (Risk Taker) – Dám mạo hiểm đương đầu với thử thách, vượt ra vùng an toàn của bản thân.
Lực (Effort) – Năng lực về chuyên môn, năng lực học hỏi, tinh thần đổi mới sáng tạo và sức khỏe để theo đuổi ước mơ.
Đây là ba phẩm chất rất quan trọng với lĩnh vực có nhiều yếu tố cạnh tranh như công nghệ. Tôi luôn tâm niệm rằng, chân thành, nỗ lực và kiên định với con đường theo đuổi chính là chìa khóa tốt nhất để Phenikaa MaaS (Busmap ngày ấy) vượt qua được những thử thách và phát triển như hiện tại.
Để có thể theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tính kiên trì là điều bạn không thể không có. Khi triển khai các đề tài, các dự án nghiên cứu khoa học, sẽ không thể có kết quả ngay mà cần một thời gian nhất định để thực hiện từng bước, từng nội dung công việc.
Bên cạnh đó, làm việc có phương pháp và lập kế hoạch công việc một cách khoa học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có thể đến đích nhanh hơn. Khi đã lập ra kế hoạch cũng cần cương quyết thực hiện theo kế hoạch đề ra nếu không chúng ta sẽ bị trượt kế hoạch và không hoàn thành công việc theo thời hạn và kết quả mong muốn.
“Làm từ cái Tâm – Làm vì xã hội” là nhân tố cốt lõi cho mọi ngành nghề |
Hiểu biết về con người và bệnh tật là vô tận, vì vậy các bạn cần nỗ lực hết sức khám phá và phục vụ con người tốt nhất. Hãy luôn đặt cái tâm khi làm nghề, hãy luôn biết ơn vì bệnh nhân chính là người thầy tốt nhất để ta tích lũy kinh nghiệm suốt cuộc đời. Học và làm nghề y là học suốt cả cuộc đời, học thầy, học bạn và học từ chính bản thân mình.
Đối với tôi, những ý tưởng công nghệ dù lớn dù nhỏ đều cần được xuất phát từ những nhu cầu thực tế của con người, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tôi thường đặt bản thân vào vị trí của người dùng để hiểu họ cần gì, mưu cầu như thế nào. Từ đó đặt ra bức tranh toàn cảnh cho ứng dụng ấy vào 5 năm, 10 năm sau, ứng dụng sẽ giúp xã hội giải quyết bài toán gì, có mang lại ý nghĩa thực tiễn cho cộng đồng, cho môi trường hay không? Việc liên tục tự đặt câu hỏi và tự trả lời giúp tôi rèn luyện tư duy, tính logic, nghĩ rộng và “mơ lớn” – Chỉ có như thế, những sản phẩm ra đời mới có thể “sát” nhất với nhu cầu xã hội, từ đó phục vụ và giải quyết nhu cầu thực tế ấy một cách tối ưu nhất.
Tôi tin rằng, khi bạn đặt cái tâm vào công việc bạn làm, đó chính là lúc bạn nhận ra ý nghĩa thực sự của công việc. Nghiên cứu khoa học hay R&D cũng vậy, nghiên cứu một sản phẩm mang tính ứng dụng cao, thiết thực với cộng đồng,… là điều mà mọi nhà nghiên cứu khoa học đều hướng đến. Nhưng để sải bước trên con đường đầy khó khăn ấy, bạn không thể đong đếm được những khó khăn, những lần nản lòng khi nghiên cứu thất bại, khi kết quả không được như ý muốn. Vậy nên, hãy nghĩ về lí do bạn bắt đầu, hãy dùng cái tâm, tình yêu công việc thắp sáng con đường bạn đi, vực bạn dậy và trở thành động lực giúp bạn tiến về phía trước.
Để phát triển, cần Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo
Năng lực chủ động sẽ giúp phòng tránh rủi ro Năng lực sáng tạo sẽ đem đến sự bứt phá, vươn xa |
Hiện nay công nghệ kĩ thuật số phát triển rất nhanh và áp dụng trong nhiều lĩnh vực của chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt, vì vậy chúng ta phải chủ động thích ứng để ứng dụng có hiệu quả trong chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị cũng như dự phòng nhằm mang lại kết quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh và cộng đồng.
Đổi mới sáng tạo trong quản lí, trang thiết bị, nhân lực chất lượng cao, quy trình công nghệ sẽ góp phần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng của các cá nhân.
Chủ động thích ứng là “trạng thái” hoàn hảo trong tất cả các lĩnh vực. Khi có sự chủ động nghĩa là chúng ta đã có cơ chế phòng bị những rủi ro và khó khăn ở phía trước. Đối với Đổi mới sáng tạo, tôi tin rằng Công nghệ là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và có nhiều công cụ để chúng ta thể hiện sự sáng tạo nhất. Không ngoa khi khẳng định mũi tên hai chiều: Sáng tạo là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công nghệ và công nghệ cũng là yếu tố tiền đề để con người có thể thỏa sức sáng tạo hơn nữa.
Yếu tố “Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo” không chỉ phù hợp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Phenikaa mà rất phù hợp để ứng dụng trong công tác nghiên cứu khoa học, công tác R&D đặc biệt là đối với lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng.
Ngày nay, sự thay đổi về nhu cầu, sở thích của khách hàng diễn ra rất nhanh, nhất là khi bị tác động bởi các yếu tố khách quan diễn ra như sau đại dịch covid-19, chiến tranh Nga- Ukraine… đã làm thay đổi tư duy, nhu cầu và mục đích sống, thói quen sinh hoạt của con người. Đối với đội ngũ R&D, việc chủ động nắm bắt xu hướng thị trường, không ngừng đổi mới sáng tạo để tạo ra những vật liệu mới, dòng sản phẩm mới, độc đáo có nhiều ưu thế vượt trội về công năng, an toàn môi trường, đa dạng hóa khả năng ứng dụng,… giúp Công ty luôn tiên phong trong lĩnh vực vật liệu mới, sản phẩm mới để có thể dẫn dắt thị trường, tạo ưu thế cạnh tranh trước các đối thủ, đồng thời phát triển bền vững.