Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 19/09/24

Hội thảo khoa học quốc gia PUBEC 2023 “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới”

Ngày 12/12/2023, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa tổ chức hội thảo khoa học quốc gia PUBEC 2023 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới”, nhằm tạo ra diễn đàn học thuật trao đổi chuyên môn, hợp tác nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý. 

Ngày 12/12/2023, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa tổ chức hội thảo khoa học quốc gia PUBEC 2023 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới”.

Hội thảo thu hút hơn 160 giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp trong, ngoài nước và đông đảo sinh viên tham gia với 01 phiên toàn thể và các phiên chủ đề chuyên sâu. Tại phiên toàn thể, các chuyên gia đã trình bày về chống lạm phát và giải pháp chống lạm phát; về rủi ro cho nhà đầu tư – Góc nhìn từ một số quy định pháp luật và vai trò của chất lượng thể chế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Phiên toàn thể diễn ra với nhiều nội dung hấp dẫn.

Hội thảo thu hút hơn 160  giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp trong, ngoài nước và đông đảo sinh viên tham gia với 01 phiên toàn thể và các phiên chủ đề chuyên sâu.

Kết thúc phiên báo cáo nghiên cứu toàn thể, hội thảo diễn ra các phiên báo song song tập trung thảo luận 03 nhóm nội dung chính, bao gồm:

Phiên 1. Các xu hướng vĩ mô do PGS.TS. Lê Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân điều hành

Phiên 2. Giải pháp quản trị trong môi trường nhiều biến động do TS. Nguyễn Hoàng Nam – Trưởng Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường ĐH Phenikaa điều hành

Phiên 3. Những cơ hội đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh hậu Covid-19 do  PGS.TS. Hà Văn Sự – Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Thương mại điều hành

Tại phiên toàn thể, các chuyên gia đã trình bày về chống lạm phát và giải pháp chống lạm phát; về rủi ro cho nhà đầu tư – Góc nhìn từ một số quy định pháp luật và vai trò của chất lượng thể chế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Năm nay, hội thảo khoa học quốc gia nhận được hơn 90 bài viết đến từ các nhà khoa học trong và ngoài nước, trải qua quá trình chắt lọc kỹ lưỡng, hội thảo lựa chọn được 30 bài viết chất lượng cao tập trung vào chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới”.

Cụ thể, trước tình hình tác động suy thoái kinh tế, các chuyên gia đã chỉ ra chính sách ứng phó lạm phát của Mỹ từ sau đại dịch Covid-19 và nghiên cứu sâu về thực trạng của Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến dòng tiền các doanh nghiệp thực phẩm; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, qua đó rút ra những bài học và giải pháp tạo tiền đề cho giai đoạn tăng trưởng mới, cho đầu tư và kinh doanh nước nhà.

Năm nay, hội thảo khoa học quốc gia nhận được hơn 90 bài viết đến từ các nhà khoa học trong và ngoài nước, trải qua quá trình chắt lọc kỹ lưỡng, hội thảo lựa chọn được 30 bài viết chất lượng cao tập trung vào chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới”.   

Trong khuôn khổ phiên làm việc, nhiều bài tham luận thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người tham dự như: các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng dịch vụ công trực tuyến do tác giả Ngô Mai Phương – Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên) báo cáo; về nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại một số mô hình du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên do nhóm tác giả đến từ Khoa Kinh tế và Kinh doanh (ĐH Phenikaa) và Khoa Quản lý Tài nguyên (Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên) nghiên cứu.

Nghiên cứu sâu hơn về sự tác động của đại dịch Covid-19 đến lĩnh vực du lịch Việt Nam, tác giả PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa và TS. Đào Trung Kiên, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường ĐH Phenikaa có phần báo cáo chi tiết về nhân tố đẩy và kéo trong lựa chọn điểm đến du lịch tại Việt Nam hậu đại dịch Covid-19: Tiếp cận từ lý thuyết động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hậu quả tâm lý do Covid-19 (thông qua đánh giá sự nhàm chán do đại dịch) đến động cơ, cảm nhận của du khách với điểm đến và ý định lựa chọn điểm đến tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra mô hình đánh giá về thúc đẩy động cơ du lịch (nhân tố đẩy) và thu hút du khách (nhân tố kéo) đối với các điểm đến du lịch sau đại dịch.

Nghiên cứu sâu hơn về sự tác động của đại dịch Covid-19 đến lĩnh vực du lịch Việt Nam, tác giả PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa và TS. Đào Trung Kiên, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường ĐH Phenikaa có phần báo cáo chi tiết về nhân tố đẩy và kéo trong lựa chọn điểm đến du lịch tại Việt Nam hậu đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến, dựa trên cơ sở dữ liệu khảo sát trực tuyến 337 du khách làm việc trong khối văn phòng, có trình độ học vấn cao và làm việc tại các đô thị lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự nhàm chán do đại dịch Covid-19 gây ra cho du khách đã thúc đẩy các động cơ du lịch của họ và các loại động cơ khác nhau có ảnh hưởng tới nhận thức về hình ảnh điểm đến khác nhau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của thông tin truyền miệng điện tử tới nhận thức về điểm đến (hình ảnh và thái độ với điểm đến) và gián tiếp ảnh hưởng tới ý định lựa chọn điểm đến.

Cũng tại hội thảo, đại biểu có dịp lắng nghe chia sẻ của các diễn giả đến từ nhiều trường đại học như: Chất lượng dịch vụ kiểm toán, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng: trường hợp các công ty niêm yết tại Việt Nam được nghiên cứu và trình bày bởi TS. Nguyễn Thị Thuận – Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường ĐH Phenikaa; bền vững tài chính trong phát triển du lịch cộng đồng Tây Nguyên của tác giả Dương Ngọc Lang và Hoàng Nam Hướng – Khoa Du lịch, Trường ĐH Yersin Đà Lạt nghiên cứu; Ảnh hưởng của luật giám sát lên sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng: Nhìn lại quy tắc Volcker của tác giả Nguyễn Tường Vân – Khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Việt Nam…

Hội thảo khoa học quốc gia PUBEC 2023 là diễn đàn học thuật để các nhà khoa học trao đổi, học hỏi lẫn nhau; đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu và nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu qua những góp ý và phản biện đến từ các chuyên gia, góp phần giải quyết các thách thức của xã hội.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG: NHỮNG ĐỨA TRẺ PHẢI ‘ĐƯỢC HỌC’ HƠN LÀ ‘ĐƯỢC DẠY’
Tác phẩm kinh điển “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” của triết gia Jiddu Krishnamurti là một cuốn sách…
TỰ HÀO VĂN HÓA PHENIKAA: THẦY TRÒ PHENIKAA SCHOOL CHUNG TAY QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO LŨ LỤT SAU CƠN BÃO SỐ 3
Trước tình hình lũ lụt diễn ra nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa