Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Thursday, 25/04/24

Hai dự án của sinh viên Phenikaa lọt vào vòng Chung kết Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V năm 2023

Vượt qua hơn 1000 dự án tại Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V, hai dự án của sinh viên Trường ĐH Phenikaa đã góp mặt vào vòng Chung kết. Đây là các đề tài có tính thực tiễn cao, được nảy sinh từ những yêu cầu cấp thiết trong cuộc sống.

Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số, thương mại hóa hình thành các dự án khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

Với điều kiện khởi nghiệp, kiến thức thực tế và tự do sáng tạo trong quá trình học, nhóm sinh viên Phenikaa bước vào vòng Chung kết để tranh tài với nhiều đối thủ trên toàn quốc.

Dự án “Hệ thống xử lí rác thải hữu cơ thành phân sinh học ở các khu chung cư” được thực hiện bởi nhóm PKA Green Device gồm: Trần Thị Linh, Trương Thị Thúy Thanh – sinh viên ngành Kế toán; Hoàng Trung Nghĩa – sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh; Tống Việt Hoàng và Nguyễn Trọng Quân – sinh viên ngành Kỹ thuật Y Sinh.

Nhóm PKA Green Device với 5 thành viên

Chia sẻ về thông tin dự án, nhóm sinh viên cho hay, hiện nay phương thức xử lý rác thải vẫn là chôn lấp, tập kết rác tại các bãi lộ thiên đã làm vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề trên, ngoài việc bố trí và xây dựng các bãi tập kết rác, việc áp dụng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý, như: Công nghệ đốt rác, công nghệ chuyển đổi rác thành năng lượng… cũng cần được đề cập. Và một trong những phương pháp hiệu quả hiện nay là chú trọng phân loại rác ngay từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất, sau đó tận dụng rác thải hữu cơ để ủ phân phục vụ sản xuất.

PKA Green Device là một trong những thiết bị tiên phong trong lĩnh vực xử lý rác. Nhóm mong muốn có thể tối ưu hóa cách tái chế rác hữu cơ truyền thống, đem đến một công nghệ hiện đại với kích cỡ lớn có thể tái sử dụng rác hữu cơ thành sản phẩm ủ trung gian bón cho cây trồng.

Sản phẩm thuộc dự án “Hệ thống xử lí rác thải hữu cơ thành phân sinh học ở các khu chung cư”

Nói về tính độc đáo và sáng tạo, Trần Mỹ Linh – Trưởng nhóm chia sẻ, nhóm tạo ra sản phẩm rác hữu cơ nhưng đã được đóng gói và từng gói có kích thước nhỏ – phù hợp với các hộ gia đình đơn lẻ ở thành phố. Ngoài ra, rác hữu cơ đã được bổ sung các men chịu nhiệt nên có khả năng khử mùi và phân giải.

Sản phẩm ủ trung gian bón cho cây trồng dự án “Hệ thống xử lí rác thải hữu cơ thành phân sinh học ở các khu chung cư”

Đảm bảo tính hai trong một cho sản phẩm, tức là khách hàng sẽ nhận được một túi rác hữu cơ đã chứa men và bất cứ lúc nào họ muốn sử dụng có thể dễ dàng xịt một lượng nước vào túi rác và lượng rác đó có thể chuyển hóa thành phân hữu cơ trong thời gian ngắn nhất.

Dự án “Bộ kit thí nghiệm hóa học” do nhóm sinh viên năm thứ 2 ngành Kỹ thuật Hóa học: Bùi Ngọc Huê, Lê Thị Huệ, Dương Thị Thảo và sinh viên ngành marketing Trường ĐH Văn Lang – Vũ Mạnh.

“Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo dục STEM mới được ứng dụng như là một hoạt động trải nghiệm sáng tạo đơn lẻ và chủ yếu ở các hoạt động ngoài giờ. Giới trẻ hiện nay luôn cảm thấy khó khăn về bộ môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là bộ môn Hóa học. Điều đó đã tạo lên vấn đề khiến giới trẻ dần mất đi sự yêu thích bộ môn khoa học tự nhiên. Vì vậy để giải quyết vấn đề đó chúng em muốn ra mắt thị trường những kit khoa học đơn giản, an toàn, có thể làm thí nghiệm tại nhà, thỏa mãn đam mê sáng tạo. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Việc triển khai học kết hợp với thực hành đã được kiểm chứng rõ ràng nhưng muốn có hiệu quả cao thì việc thực hành phải diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng ngoài ra chi phí đầu tư không cần quá cao” – Bùi Ngọc Huê, trưởng nhóm cho biết.

TS Đặng Viết Quang – Giảng viên Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường,
người hướng dẫn trực tiếp nhóm sinh viên 

“Khó khăn của chúng em là cần nhập máy móc và hoá chất với lượng lớn tuy nhiên chưa cho vốn đầu tư cao, đang trong giai đoạn tìm các đối tác đầu tư. Nếu muốn nhập nguyên liệu giá thấp thì chúng em phải nhập một lúc nhiều với hàng lớn. Tuy nhiên, hiện tại chúng em đang là sinh viên nên kinh nghiệm kinh doanh vẫn còn hạn chế” – Huê nhấn mạnh.

Sản phẩm bộ nuôi tinh thể – Dự án “Bộ kit thí nghiệm hóa học”

“Thông qua cuộc thi, các em sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ ý tưởng và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, qua đó phát hiện những ý tưởng, dự án khả thi, phù hợp để giới thiệu cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Nhà trường tin tưởng, các em sẽ từng bước hoàn thiện bản thân, dám nghĩ dám làm, mang các sản phẩm, ý tưởng khởi nghiệp đến với cộng đồng và xã hội” – PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa chia sẻ.

Sản phẩm thuộc dự án “Bộ kit thí nghiệm hóa học”

Trước đó, Trường ĐH Phenikaa có 05 dự án tham dự cuộc thi và 02 dự án đã lọt vào vòng Chung kết.Trước khi Vòng bình chọn cuộc thi diễn ra, 02 nhóm sinh viên của Trường ĐH Phenikaa đã tham gia Vòng đào tạo do Bộ tổ chức từ ngày 13 đến ngày 19/02. Các em được hướng dẫn hoàn thành ý tưởng để có được sản phẩm chất lượng tham gia cuộc thi; được cung cấp kiến thức, kỹ năng phát triển năng lực, gia tăng khả năng chia sẻ, hỗ trợ học sinh trong nhà trường về việc tham gia cuộc thi, hoạt động khởi nghiệp trong phạm vi Đề án 1665 của Chính phủ; được giao lưu, kết nối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chuyên gia trong các lĩnh vực khởi nghiệp trên toàn quốc… Kết thúc Vòng đào tạo, nhóm đã hoàn thiện dự án và nộp bài dự thi chính thức trên Cổng thông tin khởi nghiệp http://dean1665.vn để tham dự Vòng bình chọn.

Độc giả thực hiện bình chọn, đánh giá sản phẩm, ý tưởng dự án khởi nghiệp thông qua Cổng thông tin khởi nghiệp http://dean1665.vn.

Cổng bình chọn cho các dự án được mở từ 12h00 ngày 1/3/2023 đến hết 12h00 ngày 20/3/2023. Đường dẫn bình chọn cho Dự án “Hệ thống xử lí rác thải hữu cơ thành phân sinh học ở các khu chung cư”; Dự án “Bộ kit thí nghiệm hóa học”.

Tại Vòng bình chọn, dựa trên kết quả bình chọn của độc giả, Ban Tổ chức sẽ trao giải bình chọn cho dự án xếp thứ nhất mỗi lĩnh vực thuộc mỗi khối; đồng thời các dự án sẽ được cộng điểm thưởng tại chặng 1 để có thể tiếp tục tham gia chặng 2 của vòng Chung kết. Dự kiến, vòng Chung kết sẽ diễn ra vào ngày 25-26/3 tại Huế.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Phenikaa Uni “bùng nổ” tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2023
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để…
Giáo dục bền vững là đồng hành cùng học sinh phổ thông
Khác suy nghĩ thực dụng của thế hệ X hay sự bị động của thế hệ Y, thế hệ Z…
Trường ĐH Phenikaa là đơn vị chính thức tổ chức Cuộc thi Robotacon WRO 2023
Ngày 14/04/2023, tại Trường ĐH Phenikaa có diễn ra “Lễ phát động tài năng robot – Robotacon WRO 2023”. Sân…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa