Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 19/04/24

[Review sách]: “Những thách thức của nhà lãnh đạo”

Tác giả: Anh Nguyễn Quang Anh – Giám đốc CTCP Style Stone

Một nhà lãnh đạo tài năng là người có tầm nhìn xa, có khả năng khơi gợi “cái tâm”, sẵn sàng thử nghiệm và đương đầu với thách thức… Đặc biệt, trong thời đại kinh tế tri thức, khả năng lãnh đạo được coi như một tài năng, phẩm chất của người thành công. Trên hành trình rèn luyện trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, cuốn sách “Những thách thức của nhà lãnh đạo” được coi là một cẩm nang giúp bạn vừa nghiên cứu, vừa thực nghiệm để tạo nên những thành quả vượt trội trong tổ chức.

“Những thách thức của nhà lãnh đạo” là cuốn sách nghiên cứu về hành vi của các nhà lãnh đạo thành công, được Chủ tịch Hồ Xuân Năng tặng cho tất cả lãnh đạo và cán bộ quản lý của Tập đoàn Phenikaa. Cũng giống như những cuốn sách tôi đọc gần đây về đề tài này, cuốn sách đề cao năng lực của lãnh đạo trong vai trò gắn kết nhân sự với nhau và với tổ chức. Đã lâu rồi mới có một cuốn sách mà tôi có thể đọc xong chỉ trong vài ngày. Cuốn sách rất dễ đọc, không kén chọn người đọc như nhiều cuốn sách viết về quản lý và lãnh đạo khác. Cách viết của các tác giả rất lôi cuốn thông qua các câu chuyện người thật, việc thật được kể một cách mạch lạc với các bố cục nội dung rõ ràng.

Anh Nguyễn Quang Anh – Giám đốc CTCP Style Stone

 

Cuốn sách “Những thách thức của nhà lãnh đạo” được chắp bút bởi hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kỹ năng lãnh đạo là James M. Kouzes và Barry Z. Posner. Nhan đề nhắc đển thách thức, nhưng xuyên suốt cuốn sách, tác giả không đặt ra những vấn đề bỏ ngỏ mà đưa ra điểm mấu chốt, những lời khuyên hữu ích để trở thành một nhà lãnh đạo. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987, đến nay đã được bổ sung và tái bản lần thứ 7, nhận được 86% đánh giá 4-5* trên trang bán sách lớn nhất thế giới Amazon. Đây là những minh chứng về giá trị của cuốn sách và hy vọng mỗi người sẽ tìm cho mình được những điều hữu ích sau khi trải nghiệm cuốn sách.

Với tôi, cuốn sách như tóm lược những điểm cần thiết cho một nhà lãnh đạo thành công.

5 hành vi của nhà lãnh đạo

“Những thách thức của nhà lãnh đạo” đề cập tổng quan về 5 hành vi của một Nhà Lãnh đạo thành công và minh họa thực tế về sự khác biệt do những hành vi đó tạo ra, bao gồm: Định hướng, Hoạch định tầm nhìn chung, Thay đổi lối mòn, Khuyến khích hành động và Khơi gợi cái tâm. Nội dung này được gói gọn ở biểu đồ sau đây:

5 nhóm hành vi được trình bày trong 10 chương của cuốn sách, mỗi chương sẽ mô tả một cam kết của Nhà lãnh đạo cùng những hành vi cần thiết để làm nên những điều phi thường, đồng thời giải thích các nguyên tắc đi kèm với 5 hành vi đó. Với lối viết gần gũi, tác giả đem đến cho chúng ta những câu chuyện về người thật, việc thật để chứng minh từng luận điểm. Ở cuối mỗi chương sách đều có phần Hành động, cung cấp gợi ý của tác giả, giúp chúng ta có thể đối chiếu với bản thân, từ đó lựa chọn được hành động phù hợp nhất với cá nhân, vị trí lãnh đạo và công việc của mình.

4 đức tính của nhà lãnh đạo

Xuyên suốt trong cuốn sách là các câu chuyện kể về những trải nghiệm tâm đắc nhất của nhiều nhà lãnh đạo khi điều hành hoạt động các tổ chức đi tới thành công. Lãnh đạo là quá trình xây dựng mối quan hệ giữa người dẫn đường và người đi theo. Nhà lãnh đạo chỉ có thể vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về kỹ năng lãnh đạo khi hiểu được những người đi theo mong đợi điều gì ở người dẫn đường của họ. Vì thế cuốn sách này cũng đề cập đến 4 đức tính, phẩm chất được đánh giá cao của người lãnh đạo xét theo quan điểm của cấp dưới được tóm tắt lại như sau:

Có thể nói, cuốn sách “Những thách thức của nhà lãnh đạo” sẽ giúp người đọc đang và sẽ là các nhà lãnh đạo trong tương lai tự tin hơn về bản thân, được tiếp thêm động lực để cố gắng rèn luyện thành thục kỹ năng lãnh đạo mỗi ngày. Bởi, đúng như tác giả đã viết: “Tố chất lãnh đạo luôn có sẵn trong mỗi chúng ta. Bạn chỉ cần rèn luyện để phát huy. Phát triển năng lực lãnh đạo là một quá trình liên tục và bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không biến quá trình ấy thành thói quen hằng ngày”.

Lãnh đạo không phải là việc của riêng ai

Đây cũng là tiêu đề chương cuối của cuốn sách mà tôi thấy khá tâm đắc. Xuyên suốt trong tác phẩm, các tác giả luôn đưa ra quan điểm: lãnh đạo là công việc của tất cả mọi người chứ không phải là công việc của riêng ai. Để minh chứng cho luận điểm đó, trong toàn bộ các chương trước, tác giả đã kể rất nhiều câu chuyện về những người bình thường, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều đạt được những thành tích phi thường.

Thực tế, khả năng lãnh đạo không phải là một tố chất bí ẩn chỉ có ở một vài người, “nó không nằm trong gen và cũng không phải là một tính cách”, nó luôn tiềm ẩn trong chính bản thân của mỗi chúng ta. Khi chấp nhận những thử thách của vị trí lãnh đạo đồng nghĩa với việc chúng ta cần nhìn nhận lại bản thân, rèn luyện, khiêm nhường và tận dụng mọi cơ hội để làm nên điều khác biệt. Tôi thấy khá ấn tượng với cách nhìn nhận của tác giả khi nhận định: lãnh đạo trước tiên hãy lãnh đạo bản thân mình, bởi bản thân người lãnh đạo chính là công cụ để lãnh đạo người khác. Và, sau tất cả các ấn bản, tác giả đã đưa ra một kết luận ngắn gọn, súc tích: Làm lãnh đạo không những cần dùng cái đầu, mà cần cả cái tâm.

Thông qua cuốn sách, các tác giả cũng muốn nhắn nhủ rằng tài sản của lãnh đạo là tương lai. Đóng góp lớn nhất của lãnh đạo không hướng tới lợi nhuận hiện tại, mà là sự phát triển dài hạn của con người và tổ chức, để họ có thể thích ứng, thay đổi, phát triển và trở nên vững mạnh.

Hy vọng rằng, sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn cũng như tôi, sẽ cảm thấy vững vàng hơn để nỗ lực mỗi ngày trên hành trình rèn luyện bản thân. Những thách thức của nhà lãnh đạo thực sự là một cuốn sách dễ đọc và hữu ích dành cho những ai đang trăn trở tìm hướng đi và những giải pháp để tạo nên những thành quả vượt trội trong tổ chức.

“Tố chất lãnh đạo luôn có sẵn trong mỗi chúng ta. Bạn chỉ cần rèn luyện để phát huy. Phát triển năng lực lãnh đạo là một quá trình liên tục và bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không biến quá trình ấy thành thói quen hằng ngày”.

Nguồn tham khảo: tramdoc.vn

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

‘Trách nhiệm độc hại’ là gì? Cách để ngưng ôm việc vì cả nể
“Ổn không em để chị giao người khác?” “Dạ em làm được! Chị yên tâm.” Và đó cũng là lần…
Giáo dục mà bắt buộc thì mục đích là gì?
Chúng ta cùng đến với một clip có chủ đề rất được nhiều người quan tâm này của Spiderum nhé!
[REVIEW SÁCH] VƯƠN LÊN HOẶC BỊ ĐÁNH BẠI- LÝ THƯỢNG LONG- CUỐN SÁCH CỦA NHỮNG NGƯỜI TRẺ MUỐN VƯƠN LÊN
“Vươn lên hoặc bị đánh bại” là một cuốn sách hay giành cho giới trẻ của tác giả trẻ Lý…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa