- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Một vị hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng một câu hỏi khó nhằn: “Nếu đang ở trên đường, tiến một bước là chết, lùi một bước cũng là chết, vậy con sẽ chọn cái nào?”.
Tiểu hòa thượng đáp: “Cái nào con cũng không chọn, con đi sang bên cạnh”.
Đường trên thế giới không chỉ có một, cũng không chỉ có hai, mà là hàng ngàn hàng vạn con đường. Đường là ở dưới chân, chỉ là xem bạn đi như nào!
Chỉ cần làm một cái gì đó, ắt sẽ xuất hiện vấn đề. Một số việc mà chúng ta gặp trong cuộc sống, không phải lành thành dữ thì là dữ thành lành, đó chính là thường thái.
Ngoài việc sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề, bạn cũng phải học cách “tư duy ngược”. Khi mọi thứ gặp trở ngại và bạn thực sự không thể thoát ra, hãy thay đổi cách suy nghĩ của mình, một con đường khác sẽ được mở ra.
1. Lợi ích của người khác có liên quan đến lợi ích của bạn không?
Tôi cần tiền gấp nên đến ngân hàng để rút tiền.
Giao dịch thành công nhưng máy bị trục trặc, tiền không ra và thẻ thì bị nuốt. Vì vậy, tôi nhanh chóng liên hệ với dịch vụ khách hàng. Thái độ phục vụ của nhân viên rất lịch sự: Hiện tại đã hết giờ làm việc, máy có thể được sửa chữa, nhưng anh phải đợi đến giờ làm việc ngày mai!
Tôi đổi điện thoại và gọi lại cho dịch vụ khách hàng, nói rằng khi rút tiền, máy bị trục trặc.
Tại sao chỉ rút 5 triệu nhưng máy lại cho ra 10 triệu? Và hỏi cách giải quyết. Dịch vụ khách hàng trả lời: Anh đợi một lát.
Năm phút sau, đội bảo trì đến.
Khi gặp chuyện không thể giải quyết, trước tiên đừng oán trách người khác, nhiều cái kết có thể do chính sự thiếu “tư duy ngược” của bạn gây ra. Trong mắt nhiều người, họ đặt lợi ích của mình lên hàng đầu và chỉ quan tâm đến những thứ liên quan đến bản thân.
Khi làm việc gì cũng phải để ý xem việc đó có liên quan đến lợi ích của người khác hay không. Nếu không sẽ khó tránh khỏi gặp phải những sự bất hợp tác.
2. Những điều phức tạp có thể được suy nghĩ từ một góc độ khác
Trong lớp, cô giáo hỏi học sinh: Nếu đun nước mà củi không đủ thì phải làm thế nào?
Các bạn học sinh thi nhau trả lời, có bạn nói đi mượn củi, có bạn nói nhanh chóng đi mua củi… nhưng tất cả đều không phải cách hay.
Bởi lẽ thực tế không thể chờ đợi được những hành động này, vậy có cách nào nhanh hơn không? Các học sinh đều nói không biết.
Cô giáo hỏi: Vậy tại sao chúng ta không đổ bớt nước ra?
Các bạn học sinh lúc này mới vỡ òa: Ồ, một câu trả lời đơn giản như vậy tại sao lại không nghĩ ra!
Trong công việc và cuộc sống, nhiều vấn đề gặp phải là do chúng ta bị hoàn cảnh phức tạp hiện tại đánh lừa, nếu thay đổi góc độ suy nghĩ, vấn đề thực ra hoàn toàn có thể được giải quyết rất nhanh chóng.
3. Hầu hết tư duy trong bán hàng, đều là “tư duy ngược”
Anh Lưu mở một ao cá, phí câu là 300 ngàn mỗi người, câu tới bao giờ tùy thích. Anh cũng nói rằng ai không câu được cá sẽ được tặng miễn phí một con gà. Nhiều người thấy dù thế nào mình cũng không lỗ nên liên tục tìm tới đây. Rất nhiều người khi đi về đều tay xách nách mang một con gà, nghĩ rằng Lưu là một người rất thú vị và hào phóng.
Nhưng họ không biết rằng ao cá do anh Lưu mở ra hoàn toàn không có cá. Anh là một hộ nuôi gà. Cách làm của anh vừa giúp giải quyết những con gà chưa được bán, vừa khiến khách hàng sẵn sàng trả tiền.
Tiếp thị không phải là bán hàng, nếu anh Lưu dựng một gian hàng để bán gà, liệu có kết quả như vậy không? Phá vỡ suy nghĩ truyền thống, tìm ra cách khác, có như vậy mới có thể thu được những lợi ích bất ngờ.
Suy nghĩ ngược giúp dễ dàng nhìn thấy bản chất thông qua hiện tượng hơn. Trong cuộc sống và công việc, hãy dùng tư duy ngược để làm việc, hãy học cách thay đổi quan điểm và góc nhìn trong nhìn nhận vấn đề, phương pháp trên thực tế luôn nhiều hơn khó khăn, phân tích sự việc qua bản chất, cũng thường đem lại những kết quả bất ngờ.