Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Sunday, 24/11/24

Cách phát triển trong công việc

Cách đây vài ngày, 3 năm sau ngày thôi việc, tôi được đồng nghiệp cũ rủ đi ăn. Vốn tưởng chỉ gặp gỡ và nói vài lời vô bổ, ai ngờ cuộc gặp khiến tôi ngẫm ra nhiều quy luật cuộc sống mà ngày thường vẫn “ngó lơ”.

Người không thể bước ra khỏi vùng an toàn khó thành công

Các nhà khoa học một trường danh tiếng tại Mỹ từng làm thí nghiệm: Thả một con ếch vào nước nóng, nó sẽ nhảy ra ngay lập tức. Nhưng nếu cho nó vào nước ấm và đun từ từ, con ếch sẽ không hề hay biết gì. Cũng giống như việc ở trong 1 căn hộ không quá tệ, nhiều người sẽ mất cảm giác cấp bách phải đổi nhà và nghĩ rằng đây là “ngôi nhà tốt nhất”.

Câu chuyện của đồng nghiệp Thành làm tôi liên tưởng đến thí nghiệm trên. Anh chia sẻ rằng mình rất muốn kinh doanh nhưng lại lo lắng không có mối quan hệ và cũng không có vốn. Muốn “nhảy việc” thì cũng lo mình sẽ không thích ứng được môi trường mới vì đã ngoài 30.

Gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi mới hiểu vì sao cùng một xuất phát điểm nhưng có người thành ngựa ô, có người lại giật lùi: Khoảng cách hóa ra chính từ 3 hành động này - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Nhớ lại ngày mới đến cơ quan, anh rất tham vọng và không ngại bộc lộ mong muốn trở thành công chức ở 1 thành phố lớn. Nhưng nhìn những người bạn xung quanh lần lượt thất bại, lâu dần anh chỉ quanh quẩn những công việc cũ lặp đi lặp lại ngày qua ngày. Dù giờ đây muốn có trải nghiệm khác cũng tự thấy mình “quá già” để làm.

Nhà thơ nổi tiếng, nhà tư tưởng người Đức Goethe từng nói: “Cuộc đời của tôi về cơ bản chỉ là làm việc chăm chỉ. Có thể nói rằng tôi đã sống 75 năm chưa thoải mái quá 1 tháng. Giống như việc bạn đẩy hòn đá lên núi, hòn đá sẽ có lúc lăn xuống và bạn phải tiếp tục đẩy nó lên lần nữa”.

Nhiều người sau khi đi làm những công việc quen thuộc, ngày qua ngày đều giống nhau sẽ dần mất đi kỹ năng và ý chí muốn tiến bộ mỗi ngày. Chỉ có cách dám nhảy ra khỏi vùng an toàn và dám lăn lộn khi còn có thể, đó mới là cách tốt nhất để của cải và kinh nghiệm tích lũy ngày càng tăng lên.

8 tiếng thứ 3 quyết định sự “thăng hạng” của bạn

Chuyên gia tài chính, nhà văn Robert Pagliarini đưa ra quan điểm về “8 giờ thứ 3”. Mỗi người đều có 24 giờ một ngày, 8 giờ làm việc, 8 giờ ngủ và 8 giờ còn lại. Khoảng cách giữa mọi người nằm ở 8 giờ thứ 3 này. Thời gian là thứ công bằng nhất, nhưng không nhiều người không cảm nhận được điều đó.

Đồng nghiệp cũ tên Giang của tôi, năm nay đã ngoài 40. Đơn vị nhiều lần thông báo có thể cắt giảm nhân sự khiến Giang lo lắng. Vị trí của Giang vẫn mãi không xê dịch dù đã làm việc nhiều năm, chỉ quản lý kho hàng, an ninh và quản lý căng tin. Sau 50 tuổi, cuộc sống sẽ ít cơ hội phấn đấu xa hơn được nữa.

Giang tự nhận mình quá lười biếng để suy nghĩ về cuộc sống, Sau khi tan làm cũng chỉ quanh quẩn những trò chơi giết thời gian, hoặc đi tiệc, cuối tuần lại thong thả câu cá hoặc ngồi không cả ngày.

Gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi mới hiểu vì sao cùng một xuất phát điểm nhưng có người thành ngựa ô, có người lại giật lùi: Khoảng cách hóa ra chính từ 3 hành động này - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Ngược lại, đồng nghiệp tên Lý lại đi lên từ quản lý kho sang văn phòng hành chính nhờ việc học thêm nghiệp vụ kế toán. Dù thành tích không quá xuất sắc nhưng cũng không cần lo sẽ thất nghiệp, đang được đánh giá cao nhờ sự nỗ lực không ngừng trong công việc.

Tương lai của một người thường phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình. Trong “8 giờ thứ 3”, ngoài việc sinh hoạt hay di chuyển, ai cũng có thể sắp xếp để sử dụng nó một cách hiệu quả thay vì chỉ lướt điện thoại, ngồi một chỗ và để nó trôi ngày qua ngày. Một công việc tay trái, học thêm kỹ năng mới cũng có thể trở thành “phao cứu sinh” giữa bão sa thải hiện nay.

“Ngựa ô” âm thầm nhưng mạnh mẽ

Có 1 đồng nghiệp cũ tên Linh của tôi không tới bữa ăn hôm ấy. Cô ấy U30, vẫn chưa tìm được bạn trai nhưng vẫn luôn nói câu cửa miệng là chuyển lên sống tại thành phố lớn và tìm được người đàn ông chất lượng cao ở đó.

Khi đó chúng tôi đều nghĩ đó là một câu nói đùa nên cười đùa rất to. Cũng bởi Linh vốn xuất thân là cô gái nông thôn, vô cùng chân chất. Vậy nên tháng trước biết tin Linh trở thành nhà thiết kế cho 1 xưởng may mặc có tiếng trên thành phố, ai cũng bất ngờ. Cũng chưa biết Linh đã tìm được đối tượng cô ấy ưng ý chưa, nhưng chúng tôi đều tin rằng cô ấy đã có thành công vượt bậc so với Linh của ngày trước.

Gặp lại đồng nghiệp cũ, tôi mới hiểu vì sao cùng một xuất phát điểm nhưng có người thành ngựa ô, có người lại giật lùi: Khoảng cách hóa ra chính từ 3 hành động này - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Trong tập thể nào cũng luôn có những chú ngựa ô, phi nhanh đến mức bạn không kịp nhìn thấy những bước chạy của chúng. Linh có đam mê và nói được làm được. Chúng tôi chưa kịp nhìn thấy những bước đi của Linh thì cô ấy đã kịp đạt được thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Những người đồng nghiệp từng có chung xuất phát điểm từ một đơn vị, nay rẽ theo nhiều hướng khác nhau nhưng điểm chung vẫn là mọi thăng trầm đều nằm trong tay chính chúng tôi. Dù vậy tôi vẫn tin rằng khi bạn là vàng, đi đâu cũng có thể tỏa sáng, nhưng trước tiên vẫn phải qua quá trình tôi luyện gian nan để trở thành một người có giá trị và đáng quý.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa