- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Giàu có là cả một hành trình, và trên hành trình đó, chỉ tích lũy là chưa đủ, cần phải biết xây dựng và gìn giữ khối tài sản của bản thân.
Đã có rất nhiều bài học được các doanh nhân, diễn giả chia sẻ nhằm giúp mỗi người có được chiến lược đúng đắn trên con đường vươn tới sự giàu có. Tuy nhiên, những bài học thực sự giá trị từ những người giàu trầm lặng mới là những tri thức quý báu mà ta nên nằm lòng.
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về 3 bài học kiếm tiền thông minh mà mỗi người có thể học hỏi từ những người giàu có trầm lặng sau đây:
Cần coi tiết kiệm là một thứ nghệ thuật – nghệ thuật tiêu tiền một cách khôn ngoan, thông qua sự nỗ lực của ý thức, và theo một cách thức hiệu quả cả về mặt tiền bạc và thời gian.
Ta hoàn toàn có thể tiêu tiền kể cả trong trạng thái tiết kiệm, không cần phải tự chắt bóp bản thân. Ta vẫn có thể mua sắm những khoản lớn trong thời gian tiết kiệm (miễn là bản thân có đủ khả năng chi trả).
Tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện. Trong khi người ta xác định sự tằn tiện bằng giá cả chi tiêu, thì người ta xác định sự tiết kiệm bằng giá trị, để từ đó định hướng cách tiêu tiền.
Giàu có là cả một hành trình, và trên hành trình đó, chỉ tích lũy là chưa đủ, cần phải biết xây dựng và gìn giữ khối tài sản của bản thân.
Đã có rất nhiều bài học được các doanh nhân, diễn giả chia sẻ nhằm giúp mỗi người có được chiến lược đúng đắn trên con đường vươn tới sự giàu có. Tuy nhiên, những bài học thực sự giá trị từ những người giàu trầm lặng mới là những tri thức quý báu mà ta nên nằm lòng.
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về 3 bài học kiếm tiền thông minh mà mỗi người có thể học hỏi từ những người giàu có trầm lặng sau đây:
Cần coi tiết kiệm là một thứ nghệ thuật – nghệ thuật tiêu tiền một cách khôn ngoan, thông qua sự nỗ lực của ý thức, và theo một cách thức hiệu quả cả về mặt tiền bạc và thời gian.
Ta hoàn toàn có thể tiêu tiền kể cả trong trạng thái tiết kiệm, không cần phải tự chắt bóp bản thân. Ta vẫn có thể mua sắm những khoản lớn trong thời gian tiết kiệm (miễn là bản thân có đủ khả năng chi trả).
Tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện. Trong khi người ta xác định sự tằn tiện bằng giá cả chi tiêu, thì người ta xác định sự tiết kiệm bằng giá trị, để từ đó định hướng cách tiêu tiền.
Khi mua sắm thứ gì đó với giá tốt hơn, nghĩa là ta đang tiết kiệm, vì ta đang tìm kiếm cơ hội để trả ít tiền hơn cho cùng một mặt hàng. Khi một bữa ăn ngoài là quá dư thừa so với bản thân, và ta quyết định không đi ăn nữa, để dành cho dịp khác, ta đã biết tiết kiệm cả về tiền bạc và thời gian.
Tất cả chúng ta đều đã và đang thực hành tiết kiệm ở các thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Đó cũng là điều mà những người giàu trầm lặng thường xuyên thực hiện. Nhưng cách thức tiết kiệm của những người này liệu có khác gì nhiều so với những người bình thường?
Trong thực tế, sự khác biệt nằm ở vị trí mà chúng ta dành cho tiết kiệm. Trong khi nhóm giàu có thực hành tiết kiệm như một thói quen tài chính cơ bản nhất, sau đó đầu tư một phần thu nhập lớn hơn, cho phép họ duy trì và phát triển tài sản và vẫn độc lập về tài chính, thì những người bình thường chỉ tiết kiệm khi có hứng khởi, và không duy trì được lâu dài.
Tư duy có thể đóng một vai trò quan trọng trong cách mỗi người chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư tiền.
Đã bao giờ bạn cảm thấy rằng bản thân luôn muốn có nhiều hơn những gì mình đang sở hữu, và rằng cảm thấy bản thân không bao giờ có đủ tiền? Nếu đúng như vậy, bạn đang vướng phải tư duy khan hiếm về tiền, và tư duy dư dả về tiền là điều hoàn toàn trái ngược.
Giữ tư duy khan hiếm đồng nghĩa với việc coi tiền là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Trong khi đó, những người giàu có trầm lặng không để số tiền trong tài khoản ngân hàng hay số tiền tích lũy trong két sắt giới hạn suy nghĩ của họ về tiềm năng làm giàu, ngay cả khi họ mới bắt đầu. Họ luôn giữ một tư duy dư dả về đồng tiền, sẵn sàng nhìn nhận các cơ hội và ngay lập tức đầu tư khi có thể để giữ gìn và phát triển vốn của cải của bản thân.
Khi những người giàu trầm lặng tăng thu nhập, thay vì tăng mức chi tiêu, họ duy trì kỷ luật với việc chỉ dành tiền cho những nhu cầu thực sự cần thiết ở thời điểm hiện tại. Sau đó, họ mới tìm cách gia tăng sự thịnh vượng thông qua việc đa dạng hóa các tài sản tạo ra của cải – với ít nỗ lực nhất có thể, để sai khiến đồng tiền làm việc cho họ.
Người giàu luôn biết cách điều khiển đồng tiền, trong khi người nghèo thường là nô lệ của đồng tiền. Và để những người nghèo thoát khỏi tình cảnh chạy theo đồng tiền, họ phải biết thay đổi tư duy cũng như cách thức xử lí những đồng tiền trong tay.
Mỗi người đều có thể giàu có mà không cần tằn tiện. Hãy rèn luyện tư duy dư dả, giữ gìn và làm chủ đồng tiền để sinh lợi, đồng thời cũng cần tránh sa vào những lối sống cực đoan như quá tiết kiệm.
Sự giàu có thực sự không ồn ào, không cần đến các loại của cải hào nhoáng để khẳng định địa vị; sự giàu có thực sự đi liền với sự yên ả. Những người giàu trầm lặng biết cách đầu tư tiền và tạo ra những nguồn thu nhập thụ động, vì họ coi tiền như một công cụ để tạo ra nhiều của cải hơn, để có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống và mang lại sự tự do cho bản thân.
Theo Medium