- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
ThS. Khổng Minh: Robot đến với tôi từ rất sớm – từ thời phổ thông. Tôi thích robot, xem Robocon từ những năm đầu tiên. Vào đại học, tôi cũng tham gia đội Robocon. Khi về trường công tác, tôi có gần mười năm hướng dẫn sinh viên thi Robocon. Chúng tôi rong ruổi khắp cả nước, từng năm một. Gần như suốt một thập kỷ tôi sống cùng robot, ban đầu là đam mê, sau thành sự nghiệp.
Tôi bắt đầu nghiên cứu và giảng dạy robot từ năm 2010. Giai đoạn 2010–2015, tôi nghiên cứu về tay máy robot – nhưng khi ấy rất khó để tiếp cận phần cứng quan trọng như động cơ khớp, cảm biến chính xác. Tôi thích làm ra robot thật chứ không chỉ mô phỏng, nên đã chuyển sang nghiên cứu robot di động – vì loại này dễ tiếp cận hơn, và quan trọng nhất là tôi có thể thực hiện giấc mơ “made in Vietnam” từ đây.
Năm 2016, nhờ nghiêm túc làm từ đầu – từ thuật toán – chúng tôi có đơn hàng đầu tiên sang Nhật Bản. Sau đó là các dự án cho ABB Việt Nam và các công ty trong nước. Điều đó tiếp thêm niềm tin rằng hướng đi của mình không chỉ là nghiên cứu – mà có đầu ra thật sự.
Hồi đó, đội hình chỉ là vài thầy trò trong phòng thí nghiệm. Nhưng tôi tin người Việt mình cũng như người nước ngoài – họ làm được thì mình cũng làm được. Có khi còn tốt hơn.
ThS. Khổng Minh: Có lẽ chính là việc chuyển hướng từ tay máy sang robot di động. Nó giúp tôi có cơ hội làm sản phẩm thực tế hơn. Bây giờ thì có thể tôi quay lại tay máy, vì sau 15 năm, phần cứng đã dễ tiếp cận hơn nhiều.
Làm robot – hay rộng hơn là ngành Robotics, Cơ điện tử – là ngành liên ngành, liên kết rất nhiều yếu tố. Nó không chỉ là lập trình hay thiết kế. Nó là sự cộng hưởng giữa phần cứng, trí tuệ nhân tạo, xử lý ảnhcảm biến, máy tính. Những yếu tố đó phụ thuộc và thúc đẩy nhau. Nếu chỉ mạnh một yếu tố, còn lại chưa “chín muồi”, thì robot vẫn không thành công được.
Phải bình tĩnh, phải đợi đúng thời điểm – miễn là không bỏ cuộc.!
ThS. Khổng Minh: Môi trường đại học rất quan trọng. Là giảng viên, tôi luôn cập nhật công nghệ. Các hãng lớn khi vào Việt Nam thường đến thăm các trường – nên chúng tôi được tiếp xúc sớm, được học nhiều.
Nhưng nếu chỉ trong phạm vi phòng thí nghiệm thì mọi thứ sẽ chậm hơn rất nhiều – từ mua thiết bị, tuyển người, triển khai sản phẩm. Chuyển sang Phenikaa-X – một công ty công nghệ thuộc hệ sinh thái Phenikaa – tôi có nhiều không gian để “vẫy vùng” hơn. Ở đây, tôi có thêm quyền, nhưng cũng nhiều trách nhiệm.
Tôi rất biết ơn vì ở Phenikaa được tin tưởng, được tự chủ, và quan trọng nhất là được làm thật. Và tôi biết, để đội ngũ trẻ đi theo mình, thì mình phải giữ được ngọn cờ “làm thật – sản phẩm thật – giá trị thật”. Phải cho họ thấy: mình không làm cho vui, mà làm đến nơi đến chốn.!
ThS. Khổng Minh: Vẫn là con người. Nghe thì quen, nhưng tôi muốn nói cụ thể: phải kiên định với mục tiêu. Tôi nhớ câu thầy tôi dặn trước khi ra trường: “Không phải gió thổi như thế nào mà là cánh buồm đặt ra sao.” Trên biển, gió đổi chiều liên tục, nhưng thuyền vẫn phải đến bến – vì người cầm lái biết điều chỉnh buồm.
Nhiều công ty khởi nghiệp robot bắt đầu bằng giấc mơ sản phẩm, nhưng sau lại chuyển sang làm thương mại – bán lại robot nhập. Không sai. Nhưng nếu muốn đi xa với công nghệ thì phải bền chí, phải vượt qua giai đoạn khó.
Và quan trọng nữa: phải có những người cộng sự tốt. Tôi rất may mắn vì luôn có những cộng sự tò mò, chăm chỉ, thích khám phá. Họ là kỹ sư trẻ từ các trường đại học trong nước, trong đó có Đại học Phenikaa. Chúng tôi – từ tôi đến toàn bộ team robotics – đều là “hàng nội địa 100%”. Nhưng tôi tin rằng mình không thua kém ai cả. Mình có thể học hỏi thế giới, hợp tác, nhưng trước tiên phải tự tin mà làm.
ThS. Khổng Minh: Tôi vẫn hay nói với anh em trong nhóm: ngoài kia có nhiều người giỏi hơn mình, nếu có điều kiện hơn thì phải tận dụng cơ hội – nếu không thì rất phí!
Tại Phenikaa, robot là lĩnh vực mới. Người ta biết đến Phenikaa qua sản phẩm đá Vicostone – một sản phẩm xuất sắc. Nhưng với robot, chúng tôi là… lính mới. Vậy nên phải chứng minh bằng chất lượng. Chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Không cần tuyên bố rầm rộ, chỉ cần làm thật.
Không chỉ nội bộ Phenikaa ủng hộ chúng tôi. Khách hàng cũng vậy. Những kỹ sư, nhà quản lý, người vận hành robot tại nhà máy – họ đồng hành và hỗ trợ tận tình. Có những thông tin từ thực địa mà nếu không có họ, chúng tôi không thể cải tiến được sản phẩm.
Tôi nhớ mãi ở Samsung Thái Nguyên: chừng nào kỹ sư Phenikaa còn làm việc, thì phân xưởng SEVT vẫn sáng đèn. Họ vận hành robot của chúng tôi vượt xa kỳ vọng thiết kế. Đó là điều khiến tôi xúc động và biết ơn.!
ThS. Khổng Minh: Lợi thế của chúng ta là nguồn lao động chất lượng cao – trẻ, thông minh, chịu khó. Và chi phí nhân lực vẫn đang ở mức hợp lý so với thế giới.
Với kỹ sư công nghệ, càng làm nhiều dự án thì càng “sắc ngọt”, càng giỏi. Trong khi đó, robot vẫn chưa thể làm mọi thứ – cần con người vận hành, lắp đặt, bảo trì. Đó là lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam – đặc biệt khi robot ngày càng được ứng dụng nhiều trong các nhà máy ở Việt Nam.
ThS. Khổng Minh: Hãy tò mò, hãy chăm chỉ và hãy tự tin. Các bạn cũng như họ – những kỹ sư nghiên cứu và phát triển trên thế giới – họ làm được, mình cũng làm được. Thậm chí còn tốt hơn.!
Hãy cứ yêu và tin vào điều mình đang làm. Bền bỉ thì sẽ có ngày đến đích.!