Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Saturday, 10/05/25

5 Nguyên tắc đặt mục tiêu để tìm thấy hạnh phúc thật sự

Mục tiêu cá nhân của bạn là gì? Gần đây bạn có cảm thấy hài lòng khi hoàn thành một việc gì đó không?

Tâm lý học tích cực đang ngày càng phát triển, khiến con người nhận ra một điều rõ ràng rằng một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để cảm thấy hạnh phúc hơn chính là đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa trong cuộc sống.

Vì sao mục tiêu quan trọng?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy mục tiêu không chỉ định hướng cuộc đời mỗi người, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng hàng ngày. Nếu áp dụng đúng cách, bạn hoàn toàn có thể biến mục tiêu thành nguồn năng lượng tích cực để sống vui, sống khoẻ hơn.

Vì sao điều đó lại quan trọng? Bởi vì khi ta mơ về tương lai và nuôi dưỡng hy vọng, chính là lúc ta đang vẽ nên những mục tiêu của cuộc đời. Những mục tiêu dẫn lối ta, quyết định điều ta muốn cam kết và dồn nguồn năng lượng hành động mỗi ngày.

Một nghiên cứu quốc tế của tôi về trải nghiệm đỉnh cao đã chỉ ra rằng, con người thường cảm thấy mãn nguyện nhất khi họ đạt được một mục tiêu cá nhân. Điều này đúng trong bất kể hoàn cảnh nào: học tập, công việc, sức khỏe, tình cảm hay du lịch.

Vậy nên nếu bạn sống mà không có mục tiêu rõ ràng, hoặc chỉ nuôi dưỡng những điều mơ hồ, bạn đang tự khép lại cánh cửa dẫn đến một nguồn hạnh phúc lớn lao trong cuộc đời.

Ý nghĩa

Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra một điều rất thú vị: không phải mục tiêu nào cũng mang lại hạnh phúc như nhau.

Có những mục tiêu thật sự có ý nghĩa với bạn, là những điều bạn trân trọng và khao khát. Đó mới là nguồn hạnh phúc mạnh mẽ nhất. Việc theo đuổi những mục tiêu ấy sẽ khiến bạn thấy mãn nguyện hơn nhiều so với việc chạy theo những điều mà bạn không thật sự coi trọng.

Một nghiên cứu nổi bật do Tiến sĩ Ryan Niemiec tại Đại học Cincinnati thực hiện cho thấy, việc đạt được các mục tiêu xuất phát từ nội tại (như giảm cân để nâng cao sức khỏe) – sẽ mang đến hạnh phúc lớn hơn. Còn việc đạt được các mục tiêu mang yếu tố bên ngoài lại (như giảm cân để gây ấn tượng với crush) lại dẫn tới phản ứng ngược lại.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi bạn sống đúng với giá trị và mục tiêu mà mình thật sự tin tưởng, bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn, làm việc với sự tận tâm cao hơn, đặc biệt là cảm thấy vui khoẻ mỗi ngày.

da
Để thực sự hạnh phúc, ta cần đặt mục tiêu xuất phát từ nội tại, không phải từ yếu tố bên ngoài. | Nguồn: Unsplash
Onboardy - Đa thế hệ nói chuyện chín nghề

Tích cực

Một điều quan trọng cũng cần suy ngẫm là sự khác biệt giữa mục tiêu tiếp cận (approach goal) và mục tiêu tránh né (avoidance goal).

Mục tiêu tiếp cận hướng chúng ta đến điều gì đó tích cực, ví dụ: “Tôi muốn lấy bằng đại học về tham vấn”. Trong khi mục tiêu tránh né thường xuất phát từ nỗi sợ, ví dụ: “Tôi ngại nói trước công chúng vì việc này khiến tôi rất lo lắng”.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các nền văn hóa khác nhau đã chỉ ra điều tương tự: mục tiêu tiếp cận mang lại nhiều niềm vui hơn mục tiêu né tránh. Nói cách khác, ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi thấy mình đang tiến gần đến điều mình trân quý, thay vì chỉ cố gắng tránh xa những điều khó chịu.

Tuy nhiên động lực sống của con người là phạm trù phức tạp. Trong một số trường hợp, cả mục tiêu tiếp cận lẫn mục tiêu né tránh đều góp phần làm gia tăng niềm vui và hạnh phúc.

Phù hợp

Tốc độ thực hiện các mục tiêu có giá trị với bản thân cũng rất quan trọng. Trên hành trình về đích, bạn sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc mạnh mẽ và sâu sắc hơn khi đạt được tiến triển ổn định hoặc vượt ngoài mong đợi.

Thật ra, cảm giác bạn đang tiến lên từng bước trên hành trình chinh phục mục tiêu có khi quan trọng hơn cả việc đạt được mục tiêu đó. Chỉ cần bạn thấy mình đang đi đúng hướng, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và có động lực hơn rất nhiều.

Vì vậy, hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp để bạn có thể cảm thấy mình đang tiến bộ mỗi ngày. Các mục tiêu không cần quá dễ để tránh chủ quan, nhưng cũng không nên quá khó khiến bạn nản lòng. Nên đặt mục tiêu giống theo nguyên lý Goldilocks – ở độ khó vừa đủ để thúc đẩy bạn tiến bộ mỗi ngày.

goa
Các mục tiêu chúng ta đặt ra cho bản thân không nên quá dễ, cũng đừng nên quá khó. | Nguồn: Pexels

Cụ thể

Một phát hiện quan trọng khác là mức độ cụ thể của mục tiêu ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác hạnh phúc của bạn. Những mục tiêu mơ hồ hay quá trừu tượng thường không mang lại nhiều hiệu quả, vì bạn khó có thể biết mình đã tiến bộ đến đâu.

Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu là “trở thành người tử tế”, thì sẽ rất khó để biết được bạn đã đủ tử tế hay chưa, vì khái niệm “tử tế” rất rộng. Nhưng nếu bạn biến mục tiêu đó thành một hành động cụ thể, ví dụ “mỗi ngày làm một việc tốt”, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được thành công ngay trong từng khoảnh khắc nhỏ.

Trước khi đi ngủ, bạn có thể tự hỏi mình xem hôm nay bản thân đã hoàn thành mục tiêu đó hay chưa, và chính sự rõ ràng đó sẽ mang lại cảm giác thành tựu.

ocean
Cần tránh đặt mục tiêu quá trừu tượng, vì bạn sẽ không thể thấy mình đã tiến bộ tới đâu. | Nguồn: Unsplash

Hài hoà

Một yếu tố quan trọng khác trong mối quan hệ giữa các mục tiêu là sự hài hòa giữa chúng. Chúng ta thấy hạnh phúc hơn khi các mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau, thay vì mâu thuẫn hay làm cản trở nhau.

Ví dụ, nếu bạn có quá nhiều mục tiêu lớn cùng lúc, như 8 hay 10 mục tiêu đều ở mức “rất quan trọng”, bạn sẽ nhanh chóng kiệt sức vì không đủ thời gian và năng lượng để làm tốt tất cả.

Ai cũng muốn có một cuộc sống mà sự nghiệp thành công, tài chính ổn định, tình yêu trọn vẹn, gia đình hạnh phúc, bạn bè gắn bó và luôn đầy ắp niềm vui. Tuy nhiên, đôi khi chính những mong muốn đó lại khiến các mục tiêu xung đột, làm giảm đi niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy, hạnh phúc không nhất thiết đến từ việc có mọi thứ, mà là từ việc nhận ra điều gì thật sự quan trọng và sắp xếp chúng sao cho hài hoà, cân đối. Lý thuyết 4 lò lửa chính là một cách sắp xếp như vậy – tạm tắt những mục tiêu thứ yếu trước, để nhường chỗ cho một mục tiêu quan trọng nhất trong thời gian nhất định.

Từ những phát hiện khoa học trên, bạn có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình: Mục tiêu cá nhân của tôi trong 6 tháng tới là gì? Trong 1 năm? Và trong 3 năm tới thì sao? Hãy viết ra những mục tiêu ấy vào nhật ký hoặc một cuốn sổ riêng, nơi bạn có thể thường xuyên xem lại và điều chỉnh khi cần.

cs
Cuộc sống chúng ta luôn thay đổi, vì vậy mục tiêu không nhất thiết phải cố định. Bạn có thể thường xuyên xem lại & điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế. | Nguồn: Unsplash

Hãy nhớ: Những mục tiêu mang lại nhiều hạnh phúc nhất là những mục tiêu có ý nghĩa với bạn, mang tính tích cực, cụ thể và hài hòa với nhau. Đừng chạy theo những điều bạn không thực sự tin tưởng, cũng đừng cố gồng để có tất cả nếu điều đó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng.

Giờ thì, hít một hơi thật sâu và bắt đầu nào. Hành trình đến một phiên bản tốt hơn của chính bạn đang chờ đợi!

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Đại học Phenikaa mở rộng hợp tác giáo dục và công nghệ với Học viện Sư phạm Kỹ thuật Quảng Tây (Trung Quốc)
Ngày 24/05/2025, Đại học Phenikaa đã tổ chức đón tiếp đoàn đại biểu từ Học viện Sư phạm Kỹ thuật…
Cá thể hóa trong đào tạo bác sĩ tương lai PhenikaaMec tiên phong mô hình Tutor “01 giảng viên – 01 sinh viên”
Ngày 26/4/2025, Đại học Phenikaa phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Mô hình…
Tỏa sáng tài năng trẻ: Sinh viên Phenikaa bứt phá tại nhiều sân chơi mang tầm quốc gia
Ngày 29/04/2025, Trường Đại học Phenikaa đã tổ chức Hội nghị tuyên dương sinh viên có thành tích xuất sắc…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa