- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Học thuyết này có thể phát biểu như sau: Mọi sinh vật đều có nguồn tài nguyên hữu hạn để sử dụng trong đời, và phải phân bổ chúng theo cách hợp lý để tối ưu hóa khả năng duy trì nòi giống của mình. Nói cách khác, từng giống loài phải tìm cách sinh ra càng nhiều con càng tốt, và phải đảm bảo những cá thể con này có thể sống sót mà tiếp tục sinh sản.
Đây là điểm khiến mọi thứ trở nên thú vị: Các sinh vật khác nhau sẽ có chiến lược phân bổ nguồn lực khác nhau. Một số loài như cây hay rùa “đầu tư” mạnh tay vào phát triển bản thân ở giai đoạn đầu đời, sau đó mới tập trung sinh sản và bảo tồn nguồn lực. Còn thỏ hay chuột thì ngược lại – chúng sinh sôi nảy nở mạnh mẽ ngay từ giai đoạn sớm.
Vậy con người thì sao?
Theo thuyết lịch sử cuộc đời, con người có chiến lược cuộc sống không cố định. Nói cách khác, chúng ta khá linh hoạt về cách phân bổ tài nguyên theo thời gian.
Một số người theo đuổi chiến lược “sống chậm” – họ đầu tư nhiều vào giáo dục, sự nghiệp và phát triển bản thân trước khi có con. Số khác lại sống nhanh hơn, họ sinh con nhiều và thường xuyên, trong khi ít tập trung vào kế hoạch lâu dài hay trì hoãn sự thỏa mãn.
Những điều này có vẻ hơi trừu tượng, nhưng thực tế chúng rất thú vị. Thuyết lịch sử cuộc đời có thể lý giải rất nhiều đặc điểm hành vi của con người, từ chấp nhận rủi ro đến lựa chọn bạn đời hay hòa nhập xã hội.
Chẳng hạn những cá nhân theo đường lối “sống nhanh” có xu hướng hành động liều lĩnh hơn, như chơi ma túy hay đua xe. Điều này xảy ra bởi họ ít lo xa về tương lai, vì vậy có ít thứ để mất hơn. Họ cũng thường chọn bạn đời dựa trên sự hấp dẫn về ngoại hình nhiều hơn, bởi đó là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh sản khỏe mạnh.
Trong khi đó, những con người “sống chậm” thường chọn bạn đời dựa trên trí thông minh hoặc chí tiến thủ, bởi những đặc điểm này góp phần lớn vào khả năng duy trì nòi giống lâu dài. Họ cũng ngại rủi ro và ít hành động liều lĩnh hơn, bởi họ còn quá nhiều thứ để mất.
Cần lưu ý thuyết lịch sử cuộc đời không phải lời giải thích chung cho hành vi con người – thực tế không học thuyết tâm lý nào làm được điều đó. Đây là một học thuyết phức tạp và nhiều sắc thái, mà các chuyên gia tâm lý và nhân chủng học vẫn đang nghiên cứu và tranh luận.
Nhưng học thuyết này cũng cho thấy, hành vi con người không chỉ đơn thuần là kết quả sự lựa chọn hay hoàn cảnh sống của chúng ta. Nó được hình thành từ lịch sử tiến hóa loài người, và từ những chiến lược chúng ta đã xây dựng để tối ưu hóa khả năng duy trì nòi giống của mình.
Thuyết lịch sử cuộc đời có thể không quá thú vị, nhưng nó làm sáng tỏ một vài khía cạnh cơ bản nhất trong hành vi con người. Đó là điều đáng để chúng ta ghi nhớ.
Đây là học thuyết tôi hay dùng để giải thích lý do vì sao một mối quan hệ thành (hoặc không thành). Nó tập trung vào một trong những trải nghiệm cơ bản nhất của con người: nhu cầu kết nối cảm xúc.
Về cốt lõi, thuyết gắn bó nói về mối liên kết hình thành giữa trẻ sơ sinh và người chăm sóc chúng. Các liên kết này rất quan trọng cho sự phát triển về mặt cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ. Những đứa trẻ có sự gắn bó an toàn với người chăm sóc thường cảm thấy an toàn và tự tin trong các mối quan hệ với người khác.
Nhưng lý thuyết này thú vị ở chỗ, nó không chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh và người chăm sóc chúng. Nó còn giúp chúng ta hiểu cơ chế vận hành của các mối quan hệ ở tuổi trưởng thành, cũng như giải thích vì sao một số người lại giỏi xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh hơn những người khác.
Theo thuyết gắn bó, người trưởng thành có kiểu gắn bó an toàn sẽ luôn thoải mái với sự thân mật, có thể hình thành mối liên kết tình cảm bền chặt với người khác. Họ tự tin vào khả năng truyền đạt nhu cầu và cảm xúc của mình, và tin tưởng rằng đối phương sẽ ở bên hỗ trợ họ khi cần thiết.
Ngược lại, những ai có kiểu gắn bó lo âu hay né tránh thường sợ hãi sự thân mật, từ đó khó xây dựng các liên kết tình cảm bền chặt. Họ gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác, cũng như truyền đạt nhu cầu và cảm xúc của mình một cách lành mạnh.
Một điều thú vị nữa về thuyết gắn bó, là nó không chỉ mang yếu tố bẩm sinh. Kiểu gắn bó của một người còn được định hình bởi trải nghiệm sống của họ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời với những người chăm sóc.
Chẳng hạn nếu đứa trẻ luôn được người chăm sóc chú ý và đáp ứng nhu cầu, nó sẽ hình thành kiểu gắn bó an toàn khi trưởng thành. Trái lại, nếu được chăm sóc theo kiểu không nhất quán hoặc bị bỏ bê, trẻ sẽ hình thành kiểu gắn bó lo âu hoặc né tránh.
Nhưng tin mừng cho bạn là kiểu gắn bó không cố định cả đời. Thông qua trị liệu và các hình thức đi sâu vào bên trong bản thân, bạn hoàn toàn có thể hình thành kiểu gắn bó an toàn hơn và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, trọn vẹn hơn.
Trên đây là những học thuyết tâm lý bạn có thể chưa từng nghe đến, nhưng có thể “giải mã” nhiều điều trong cuộc sống của bạn. Dù vẫn là sự đơn giản hóa của một thực tế phức tạp, chúng có thể cung cấp những điều bạn cần biết để tạo ra các thay đổi tích cực trong cuộc sống.