- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Từ nhỏ đến lớn, vốn dĩ ta vẫn luôn đi cùng nhau trên một lộ trình khuôn mẫu: Cấp 1 – Cấp 2 – Cấp 3 và Đại học. Như từng cấp độ khó-dễ trong game, ta luôn mong chờ được kết thúc ván này để bước sang ván kế.
Vậy tốt nghiệp đại học rồi thì sao? Không một nhà tiên tri nào nói ta biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra sau khi ngưỡng Đại học kết thúc.
Ta chỉ quan sát thấy các bạn vừa năm 3 đã rục rịch sửa CV, nộp đơn xin việc, chập chững theo đuổi một hình mẫu công việc mơ ước nào đó để rồi 2-3 năm sau có thể trở thành “người thành công”, hoặc không.
Ý nghĩ về việc “không thành công” tồn tại ở khắp nơi, vì nhìn chung cuộc đời mỗi người đã bắt đầu rẽ nhánh từ đây. 22 tuổi, có người chọn ra trường lập gia đình, người du học thạc sỹ, hay bắt đầu nhận việc tại một tập đoàn đa quốc gia hoành tráng.
Tóm lại đây chính là giai đoạn, ta nhìn quanh và thấy ai cũng có vẻ hiểu rõ lựa chọn cuộc đời họ hơn mình. Giữa những mông lung mơ hồ không định hướng đó sau ngày tốt nghiệp, hiện tượng PCSD (Post Commencement Stress Disorder) sẽ lý giải tâm lý bạn và cách giúp bạn vượt qua khoảng thời gian khốn đốn này.
Tháng sau xách vali đi du học, tuần sau nhận việc ở chỗ làm mới,… Ta nôn nao háo hức trước bước chuyển lớn của cuộc đời, song không tránh khỏi cảm giác lo âu mơ hồ khi phải bắt đầu thứ mà ta gần như chẳng biết gì về nó.
Tiến sĩ Bernard Lushkin từ Đại học UCLA (Mỹ) đã nghiên cứu và gọi tên hiện tượng này bằng PCSD – Post Commencement Stress Disorder (tạm dịch: Rối loạn căng thẳng hậu khởi đầu) chỉ trạng thái tiêu cực, bồn chồn lo âu khi cuộc sống ta bỗng bước sang trang mới, như kết hôn, tốt nghiệp, du học, định cư…
PCSD là trạng thái tâm lý bình thường ở con người yêu cầu họ học cách thích nghi với mọi biến đổi lớn nhỏ, và tùy theo trải nghiệm cá nhân mỗi người sẽ quyết định khả năng họ vượt qua PCSD nhanh hay không.
Theo tiến sĩ Bernard Lushkin, đây là những dấu hiệu bạn đang gặp PCSD:
“Nhờ” PCSD, đạt được mục tiêu đôi khi vẫn trở thành nỗi thất vọng vì ta chẳng biết phải làm gì tiếp theo. Nguyên nhân lớn nhất của tâm lý tiêu cực này đến từ 2 chữ “kỳ vọng” – kỳ vọng từ chính bản thân phải đạt được thành tích khi đời đã sang trang, và kỳ vọng từ gia đình cả xã hội lên những đứa trẻ vừa trưởng thành.
Đứng trước giai đoạn này của cuộc đời, làm thế nào để ta vượt qua PCSD và từng bước “kiểm soát” cuộc sống mình tốt hơn?
Ta không thể kiểm soát những gì xảy đến với mình, song có thể kiểm soát được dòng suy nghĩ tích cực hướng ta đến cuộc đời ta mong muốn. Đó là những cách suy nghĩ nào?
Đó là lý do khái niệm gap year ra đời, cho phép người trẻ nhấn nút “pause” cuộc đời và tạm tách mình khỏi cuộc đua tiền tài danh vọng. Giai đoạn tốt nghiệp là lúc một mình ta phải “cân” hàng tá thứ: luận văn đồ án, công việc part-time, xong kỳ thực tập, hồ sơ CV, kể cả cân bằng sinh hoạt gia đình hay bạn bè.
Cảm giác burn-out mất kiểm soát trong thời gian này là điều dễ hiểu, và từ đó một khoảng nghỉ vài tháng trước khi bắt đầu “trở lại đường đua” lại càng cần thiết hơn.
Một kỹ sư phần mềm ở Google đã đăng tải trên LinkedIn rằng: LinkedIn có thể nói cho cả thế giới biết tôi làm việc ở Google năm 25 tuổi. Nhưng LinkedIn không cho bạn biết rằng:
Chúng ta ai cũng có những người bạn luôn trông thật “thành công” trong sự nghiệp: đi thực tập từ năm 2, sang năm 3 được nhận chính thức, rồi dần thăng tiến lên Senior chỉ trong 1-2 năm sau đó. Có người còn gắn liền sự nghiệp mình với tên tuổi các công ty lớn, các nhãn hàng mà chỉ cần nghe tên thôi là cả ông bà ở quê cũng biết.
Tuy nhiên điều bạn vô tình không nhận ra là, sự thành công bạn đang thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trên mạng xã hội. Người bạn Senior thăng tiến nhanh có thể chỉ đang gắng gượng ở lại để có được chức vụ cao trong CV, hay người bạn làm ở tập đoàn tên tuổi lớn có thể chịu mức lương không như ý vì họ đang cần “tiếng”.
Đó có thể là những mặt trái, phải, ngang, dọc khác trong cuộc đời mỗi người mà ta không bao giờ biết hết.
Khi tốt nghiệp xong bỗng dưng… ở nhà, ta hướng mắt nhìn về hội công sở với công việc ổn định thu nhập đều đều hàng tháng. Nhưng đâu biết rằng “bên kia đồi” nhóm đi làm chỉ mong có được giấc ngủ trưa 1 tiếng bình yên như ta. Đó là do con người không ngừng so sánh cuộc sống mình với cuộc sống người khác.
Từ đây, hãy thử thay đổi góc nhìn. Bạn bè ra trường đi làm sớm không có nghĩa là họ hoàn toàn hài lòng với cuộc sống đi làm họ chọn, đó chỉ là cảm giác ta gán lên mọi người vì áp lực và mặc cảm bản thân.
Trong lúc ta bận than thân trách phận vì cái mác thất nghiệp hậu tốt nghiệp, có thể những bạn bè bán lưng cho tư bản vẫn đang ganh tỵ với chính cuộc sống chúng ta. Đơn giản vì họ không được thức dậy lúc 9h sáng hay tự do làm những gì họ thích.
Bạn bị “peer pressure” (áp lực đồng trang lứa) như thế nào, thì người khác cũng có thể bị peer pressure y thế ấy. Đâu có ai đảm bảo rằng một công việc tốt thì sẽ hết peer pressure?
Ý thức được rằng ta luôn có ít nhất 1 đặc điểm khiến mọi người khao khát có được, là tiền đề để bạn thoát khỏi chiếc hố sâu PCSD – không ngừng so sánh mình với người khác.
Hậu tốt nghiệp, dù lựa chọn của bạn có là gì thì đến cuối cùng người hạnh phúc nhất với lựa chọn đó phải là bạn.
Dĩ nhiên “hạnh phúc” có giá của nó và ta không thể hạnh phúc khi không có gì trong tay. Vì vậy ngay cả khi mơ hồ với sự nghiệp, hãy dành khoảng thời gian quý báu đó để tìm thấy bản thân mình là ai, mình hạnh phúc vì điều gì, để rồi chuẩn bị quay lại
Trân Trân | Vietcetera