- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Đây là thuật ngữ chỉ hành vi ở lại làm việc lâu hơn bình thường hoặc đi làm dù không đủ khỏe nhằm chứng tỏ sự hiện diện và cống hiến trong công việc. Thuật ngữ này có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “văn hóa điểm danh.”
Presenteeism thường được dùng trong ngữ cảnh hiệu suất công việc tỉ lệ nghịch với thời gian nhân viên có mặt tại nơi làm việc. Đây là thước đo đánh giá công việc dựa trên hình thức thay vì chất lượng đầu ra. Điều này tạo nên một bộ phận những nhân viên thường xuyên “fudgel” hay giả vờ làm việc.
Presenteeism được hình thành dựa trên absenteeism – thuật ngữ chỉ hành vi vắng mặt ở trường học hoặc chốn công sở. Presenteeism là sự kết hợp giữa gốc từ present (có mặt) + ee (hậu tố chỉ người) + ism (hậu tố chỉ hành động).
Xuất hiện từ những năm 1930, ban đầu presenteeism chỉ nói về những người lao động chăm chỉ, có mặt theo đúng yêu cầu. Thời điểm đó, các công ty khuyến khích presenteeism thay cho absenteeism. Tuy nhiên từ năm 1980 trở đi, thuật ngữ bắt đầu được dùng với hàm ý tiêu cực, nhằm phê phán môi trường công sở độc hại và thực trạng đi làm “có như không có.”
Presenteeism là một văn hóa đã bén rễ từ lâu nhưng thực sự bùng nổ trong đại dịch COVID-19. Theo khảo sát năm 2019 của Viện Nhân sự và Phát triển (CIPD), 80% nhân viên ở Anh thừa nhận presenteeism phổ biến tại nơi làm việc. 1/4 trong số họ cho biết vấn đề trở nên tồi tệ hơn chỉ một năm sau đó.
Điều này phần lớn đến từ yêu cầu chấm công của nhiều công ty ngay cả khi làm việc từ xa. Ngoài ra, làm tại nhà khiến một số người coi nhẹ các vấn đề sức khỏe hơn vì nghĩ có nhiều thời gian nghỉ dưỡng hơn. Nếu ốm không quá nặng, họ vẫn được kỳ vọng phải “điểm danh” đầy đủ.
Gần đây nhất, Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi phải bỏ qua hội nghị G20 ở Ấn Độ để “điểm danh” trong kỳ họp Quốc hội ở quê nhà. Cuộc họp kéo dài tới 7 tiếng, nhưng ông Hayashi chỉ mất 53 giây trả lời câu hỏi duy nhất về nỗi cô đơn của người Nhật xa xứ. Nhà báo Gearoid Reidy của Bloomberg nhận định, vấn đề này không thể cấp bách bằng những biến động chính trị như xung đột Nga – Ukraine hay bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Presenteeism cũng ăn sâu vào văn hóa công sở ở nhiều nước Á Đông. Nhân viên cấp dưới không dám về trước sếp dù đã xong việc, hoặc trả lời tin nhắn ngoài giờ của sếp. Hệ quả là văn hóa làm việc quá sức và sự kiệt quệ thể chất lẫn tinh thần đằng sau những vẻ mặt “siêng năng.”
Không những vậy, ranh giới công-tư cũng ngày càng mờ nhạt. Cuộc sống mở từ thời đại dịch cho phép công việc “chen chân” vào bất cứ lúc nào. Nhiều người không biết lúc nào cần chậm lại và cân bằng những khía cạnh khác của cuộc sống.
Một nguyên nhân phổ biến khác là nỗi sợ bị thay thế. Làn sóng đại sa thải và sự bùng nổ của các AI như Chat GPT khiến thị trường lao động ngày một bấp bênh. Do lo sợ bị chúng thay thế, nhiều người đi làm dù sức khỏe không đảm bảo.
Dù vậy, hiệu suất vẫn là một câu hỏi lớn trong presenteeism. Khi mệt mỏi và kiệt sức, não không thể xử lý các đầu việc một cách thấu đáo. Chưa kể khi bị bệnh truyền nhiễm, việc tới văn phòng làm tăng nguy cơ lây nhiễm, gây dịch bệnh và làm giảm hiệu suất nơi công sở. Theo Gartner, để hạn chế tác hại của presenteeism, các công ty có thể cân nhắc: