Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Monday, 25/11/24

Hạnh phúc thực ra vô cùng đơn giản, đó là khi bạn ngừng chịu trách nhiệm cho những vấn đề của người khác

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn phải chịu trách nhiệm về những vấn đề của người khác chưa? Nếu bạn cảm thấy mình quá quan tâm đến những gì xảy ra với người khác nhưng lại quá ít lo lắng cho bản thân, có thể bạn đang mắc phải chứng Savior complex (hội chứng tâm lý muốn làm người hùng, người cứu rỗi).

Tại sao bạn lại có xu hướng chịu trách nhiệm cho vấn đề của người khác?

Có lẽ bạn có xu hướng chịu trách nhiệm cho những vấn đề của người khác do quá đồng cảm, hoặc vì bạn khó từ chối, hoặc do bạn thích giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, cũng có thể có điều gì khác đằng sau điều này.

1. Savior complex và sự thiếu tin tưởng vào người khác

Savior Complex là một từ được dùng để chỉ những người có xu hướng luôn cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề của người khác. Họ đặt mình vào vị trí của người cha hoặc người mẹ với những người xung quanh, cho dù đó là đồng nghiệp, người yêu, bạn bè hay bạn đời.

Hạnh phúc thực ra vô cùng đơn giản, đó là khi bạn ngừng chịu trách nhiệm cho những vấn đề của người khác - Ảnh 1.

Tuy nhiên, thái độ này thường che giấu đi sự thiếu tin tưởng vào khả năng của người khác về việc đảm nhận và giải quyết những vấn đề của chính họ. Những người mắc chứng này thường là kiểu người cho rằng chỉ họ mới có khả năng, nguồn lực, công cụ để giải quyết vấn đề của người khác.

Đôi khi, những người mắc chứng này có thể đã từng có những chấn thương thời thơ ấu. Chẳng hạn như cha mẹ của họ đã không chịu trách nhiệm với họ trong thời thơ ấu, hoặc họ phải chịu trách nhiệm cho cha mẹ của mình từ khi còn nhỏ.

2. Tuổi thơ thiếu sự an toàn

Kiểu gắn bó được hình thành trong thời thơ ấu cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hội chứng này. Nếu bạn đã phát triển một sự gắn bó thiếu an toàn với những người thân nhất khi còn nhỏ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn liên hệ với những người khác khi trưởng thành. Và cuối cùng, điều đó có thể hình thành và phát triển thành việc chịu trách nhiệm cho vấn đề của người khác.

Nếu đúng như vậy, bạn có thể cảm thấy rằng vì cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng đã không ở bên cạnh bạn khi bạn cần, nên giờ đây bạn phải bù đắp và quan tâm đến những người khác. Tất nhiên, đây là một cảm giác vô thức.

3. Bị lệ thuộc

Cách bạn gắn kết với người khác khi trưởng thành nói lên rất nhiều điều về cách bạn xây dựng sự gắn bó với cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi còn nhỏ. Điều này liên quan đến việc cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng có đáp ứng nhu cầu thể chất và tình cảm của bạn khi còn nhỏ hay không.

Kiểu gắn bó không an toàn được tạo ra khi cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng không đáp ứng nhu cầu của bạn khi còn nhỏ. Và điều này có thể khiến bạn xây dựng mối quan hệ phụ thuộc với người khác. Trong đó, “nhu cầu chịu trách nhiệm về các vấn đề của người khác” cũng được tạo ra. Như thể bạn cần ai đó cần mình để cảm thấy mãn nguyện và hài lòng. Trên thực tế, bạn cảm thấy rằng nếu mình chịu trách nhiệm về vấn đề của người khác, thì những người đó cuối cùng sẽ trở nên phụ thuộc vào bạn vì bạn luôn giải quyết vấn đề cho họ.

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

[REVIEW SÁCH]GÓC KHUẤT CỦA YÊU THƯƠNG – CHOI KWANGHUYN
Trên đời này, điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất chính là tình yêu, nhưng cũng chính tình yêu mới…
Trường Đại học Phenikaa tri ân người dẫn lối
Hòa trong không khí trang nghiêm của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Phenikaa đã long trọng…
Bùng nổ sắc màu nghệ thuật tại Hội diễn văn nghệ Trường Đại học Phenikaa
Hội diễn văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa