Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Wednesday, 30/10/24

5 việc cần làm giúp bạn khỏe mạnh suốt mùa hè gay gắt

Mùa hè nắng nóng, khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị say nắng, chấn thương khi đi bơi và các vấn đề sức khoẻ khác cũng tăng lên.

Dưới đây là những lưu ý để bạn có thể an toàn và khỏe mạnh suốt cả mùa hè.

1. Tránh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng

Mùa hè nắng nóng khi làm việc dưới nắng gắt lâu sẽ có hại cho sức khỏe. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều tia UV cũng sẽ dẫn đến bị cháy nắng, nếp nhăn, lão hóa da sớm và tăng nguy cơ ung thư.

Các tia có hại từ mặt trời còn gây nên các vấn đề về mắt, tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Ngoài ra, nếu tiếp xúc với nắng nóng sẽ làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt.

Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị say nắng.

2. Hạn chế uống nước lạnh

Thông thường mùa nóng ai cũng thích uống nước lạnh, nước đá để thỏa cơn khát và nóng bức. Tuy nhiên, nếu uống nước quá lạnh có thể gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về tiêu hóa.

Theo nghiên cứu, nếu uống nước lạnh khi mới đi nắng về sẽ làm các mạch máu co lại, gây cản trở hệ tiêu hóa hoạt động. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu… Trên thực tế, khi chúng ta uống nước đá lạnh, nó không điều hòa với nhiệt độ cơ thể nên sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn có trong dạ dày.

Ngoài ra, uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim, gây đau đầu và tăng nguy cơ viêm họng, đau họng. Do đó, mùa hè dù đi nắng về chúng ta nên uống nước ở nhiệt độ mát vừa phải, không uống nước quá lạnh.

3. Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ vào mùa hè

Mùa nắng nóng nhiều người chán ăn nên sẽ thích những đồ ăn tiện lợi, các món ăn nhanh như: bánh mì, pizza, khoai tây chiên… trong khi các món ăn này rất nhiều dầu mỡ, có thể gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí chúng còn làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, các món ăn này chứa nhiều gia vị cay như ớt, gừng, hạt tiêu, quế… có thể sinh nhiệt, khiến cơ thể bạn nóng lên, tăng tốc độ trao đổi chất, gây đầy bụng.

Các thức ăn chiên và nhiều dầu mỡ còn rất giàu chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, gây tình trạng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, gây tăng cân và tăng lượng đường trong máu.

4. Hạn chế bia, caffeine, nước ngọt có ga đóng chai

Mùa nóng nhiều người có thói quen uống bia giải khát, còn trẻ nhỏ, nữ giới rất thích các nước ngọt có ga đóng chai… điều này không tốt cho cơ thể.

Việc quan niệm uống bia giải khát là sai lầm và có hại cho sức khỏe, vì trong rượu bia thực chất là chất gây lợi tiểu, khi uống quá nhiều sẽ khiến chúng ta đi tiểu liên tục, dẫn tới nguy cơ bị mất nước cao. Đặc biệt, thói quen uống bia mùa hè khi thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt vốn dĩ đã tăng nguy cơ bị mất nước.

Do vậy, việc uống bia mùa hè thực chất không phải là thói quen giải khát hay giải nhiệt, mà nó còn khiến bạn “bốc hoả” hơn và có nguy cơ đối mặt với các vấn đề tiêu cực tới sức khỏe nếu uống quá nhiều.

Tương tự nước ngọt và cà phê cũng vậy, bởi nước có đường nên có thể tạo cảm giác giải khát tạm thời, nhưng lại làm tăng nhu cầu nước của cơ thể. Do vậy, khi thời tiết nóng đỉnh điểm cần tránh xa tất cả các loại đồ uống có cồn, hạn chế đồ uống có hàm lượng cafein cao (cà phê, trà, nước ngọt có ga) vì chúng rất lợi tiểu, nên dễ dẫn đến mất nước.
Khi thời tiết nắng nóng cần tránh xa tất cả các loại đồ uống nước ngọt có ga.

5. Không sử dụng điều hòa cả ngày

Với cái nóng oi ả nhiều người không ra ngoài do lo sợ bị sốc nhiệt và ốm thì lại chọn ngồi cả ngày trong phòng điều hòa. Điều này cũng không nên vì sẽ có hại cho sức khỏe, bởi ngồi trong phòng điều hòa quá lâu sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới da và đường hô hấp. Chính vì vậy, nên sử dụng điều hòa một cách có chừng mực, thông thường là từ 3 – 5 giờ đồng hồ mỗi ngày là tốt nhất.

Mặt khác, nếu như bắt buộc phải ở trong môi trường có điều hòa cả ngày như văn phòng, nhà hàng, khách sạn, hãy dành thời gian ra bên ngoài để hít thở, điều này giúp nhiệt độ cơ thể không bị hạ xuống quá thấp. Tuy nhiên, chỉ nên ra ngoài khi không khí tự nhiên bên ngoài lúc nhiệt độ ngoài trời đã giảm thấp, nhằm tránh tình trạng bị sốc nhiệt.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng tránh bệnh mùa nắng nóng cần thực hiện các nguyên tắc sau:

– Cần hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, mang khẩu trang… để chống nóng.

– Cần uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ở ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol… Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh, vì dễ gây viêm họng.

– Lưu ý không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để quạt thổi trực tiếp vào người, để phòng bệnh đường hô hấp.

– Cần thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân cần uống đủ nước, tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Nguồn: Báo SKĐS

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị mạng lưới các khoa đào tạo ngôn ngữ Pháp thuộc trường đại học khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Hội nghị các Trưởng khoa đào tạo tiếng Pháp thuộc các trường đại học khu vực châu Á – Thái…
Trường Đại học Phenikaa chung tay giải bài toán về thách thức môi trường cùng đối tác quốc tế
Ngày 23/10/2024, Trường Đại học Phenikaa đã có buổi làm việc với đoàn chuyên gia đến từ các trường đại…
Sinh viên Phenikaa vươn ra thế giới với chuỗi học bổng trao đổi quốc tế
Năm học 2023-2024, đánh dấu bước ngoặt ấn tượng của sinh viên Khoa tiếng Anh – Trường Đại học Phenikaa…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa