- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Huế
- TP Hồ Chí Minh
- Đồng Nai
Con người là động vật có tính xã hội cao và không thể sống độc lập nếu không có sự tương tác với nhau.
Trước những mối quan hệ phức tạp, làm thế nào để hiểu chính xác suy nghĩ của người khác và nắm bắt nhân tình thế thái đã trở thành một kỹ năng mà ai cũng cần phải học.
Ba quy tắc vàng trong mối quan hệ giữa con người với nhau phải được ghi nhớ thuộc lòng, tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng trí tuệ và kinh nghiệm quý giá, các mối quan hệ giá trị cũng từ đây mà ra.
1. Lời không cần “nhiều”, mà cần “chuẩn”
Người ta thường nói giỏi sử dụng ngôn từ và giỏi giao tiếp là điều kiện để thành công, nhưng trên thực tế, nói nhiều không có nghĩa là giao tiếp hiệu quả.
Trong quan hệ giữa con người với nhau, điều quan trọng không phải là bạn nói bao nhiêu mà là bạn nói gì. Diễn đạt chính xác có thể chạm đến trái tim mọi người quan trọng hơn nhiều so với những lời nói lan man.
Chúng ta nên biết rõ rằng đối phương không chỉ cần bạn lắng nghe mà còn cần có được sự cộng hưởng trong khi bày tỏ.
Chỉ bằng cách sử dụng ngôn ngữ chính xác để diễn đạt những gì đối phương muốn nghe, chúng ta mới có thể thực sự gây ấn tượng, từ đó giành được sự công nhận và tôn trọng của họ.
Nói cách khác, chỉ khi bạn nói điều có ý nghĩa thì mới chiếm được cảm tình của mọi người, độ chính xác trong ngôn ngữ của bạn quyết định trực tiếp đến tiếng nói và sức ảnh hưởng của bạn.
2. Người không cần “gần gũi”, mà cần “thấu hiểu”
Nhiều người đều lầm tưởng rằng “thân thiết, gần gũi” chính là mục tiêu cuối cùng của các mối quan hệ.
Tuy nhiên, trong giao tiếp giữa các cá nhân, điều thực sự quan trọng là chúng ta biết và hiểu người khác đến mức nào.
Thay vì chỉ biết sử dụng những mánh khóe hời hợt để tạo ấn tượng tốt cho đối phương, chúng ta nên dành thời gian và sức lực để tìm hiểu thế giới nội tâm của họ, mở cánh cửa lòng bước vào bên trong để khám phá.
Chỉ khi hiểu rõ người khác, chúng ta mới có thể đoán trước được nhu cầu của họ và đưa ra sự phản hồi phù hợp.
Duy trì sự tương tác tốt với người khác không chỉ đòi hỏi phải thiết lập một nền tảng cảm xúc nhất định mà còn phải không ngừng trau dồi cái nhìn sâu sắc về trái tim mọi người, để xây dựng một cầu nối giao tiếp hiệu quả hơn và cho phép tâm trí giao tiếp với nhau.
Điều mà trái tim con người cần là sự thấu hiểu trong âm thầm, chứ không chỉ là gần gũi giả tạo.
Chỉ trên cơ sở tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau, chúng ta mới có thể đưa mọi người đến gần nhau hơn và duy trì sự khăng khít lâu dài.
3. Tâm không cần “cao”, mà cần “minh”
Người ta thường nói muốn được tôn trọng thì phải cởi mở, sáng suốt trong cách đối nhân xử thế. Tuy nhiên trong thực tế, tự cao tự đại sẽ tạo ra khoảng cách giữa chúng ta và người khác.
Nhân tình thế thái không phải là kiến thức cao siêu mà là cái nhìn sâu sắc và rõ ràng. Chỉ khi tính đến nhu cầu và lợi ích của người khác mà không làm tổn hại đến lợi ích của chính mình thì chúng ta mới có thể tạo ra hòa hợp cân bằng hơn.
Để bản thân luôn ở trong tâm thế “trí tuệ mà không kiêu ngạo”, chúng ta cần học cách suy nghĩ từ nhiều góc độ, sống tử tế, chú ý đến cảm xúc và quyền lợi của người khác.
Ai cũng có lòng tự trọng, điều chúng ta cần là phải sáng suốt và dành cho đối phương đủ sự quan tâm, thấu hiểu để mối quan hệ bền chặt hơn. Điều này có thể làm mọi người muốn đến gần và hòa hợp với bạn hơn là khoe khoang về năng lực và sự thông minh.
Hòa đồng chung sống với người khác cũng là một nghệ thuật, chúng ta cần phải giỏi ngôn từ, đồng thời phải sử dụng ngôn ngữ chính xác để diễn đạt và giao tiếp.
Có kiến thức và hiểu biết là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hiểu được lòng người thông qua sự tương tác.