Liên hệ:
024 33 685 980
truyenthong@phenikaa.com
Like
Thời tiết
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • TP Hồ Chí Minh
  • Đồng Nai
Friday, 26/04/24

10 câu hỏi thông thái giúp con tự học xuất sắc

Trong việc dạy con, việc rèn cho con khả năng tự học để có thể học hỏi thật tốt ở trường, học ở mọi nơi, mọi người sẽ khiến con trở thành người tự chủ. Bố mẹ chỉ cần hỏi con thường xuyên 10 câu hỏi dưới đây là sẽ rèn được con khả năng đó.

Khả năng tự học là chìa khóa then chốt quyết định cuộc đời mỗi con người. Làm sao để trẻ em yêu thích học tập, say mê khám phá và tự học, tự chủ là một câu hỏi lớn mà mỗi bậc cha mẹ cũng như người làm giáo dục luôn trăn trở.

Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó, thầy cô, cha mẹ là những người khơi gợi, làm gương, hỏi con để con biết cách tự học, trải nghiệm kiến thức, làm chủ kiến thức, tự tin, tự chủ, tự lâp, tự biết “đặt câu hỏi” và tự tìm câu trả lời là một phương pháp hiệu quả nhưng chưa nhiều cha mẹ, thầy cô áp dụng. 

Chuyên gia tâm lý Kim Thành đã chia sẻ phương pháp dạy con tự học đến các cha mẹ và trẻ em thông qua cuốn sách 10 câu hỏi thông thái giúp con tự học xuất sắc. Sách do NXB Thanh niên phát hành.

Không một bố mẹ nào đủ hiểu biết đủ thời gian để có thể ở bên cạnh kèm cặp dạy bảo và lo toan cho con mình cả đời vì vậy thiết yếu phải rèn cho con khả năng tự học. Đó chính là chìa khóa then chốt quyết định cuộc đời của một con người, đó cũng là cách duy nhất để con có thể học hỏi phát triển tự đứng trên đôi chân của mình và làm chủ cuộc đời mình.

Theo chuyên gia tâm lý Kim Thành, 10 câu hỏi thông thái sau đây sẽ giúp con tự học xuất sắc:

1. Theo con là gì/ làm thế nào?

Trẻ con sinh ra đã ham học hỏi và khám phá mọi điều trong cuộc sống. Các con lúc nào cũng mát chữ O miệng chữ A hỏi liên tục về những thứ xung quanh chúng thấy. Đó chính là cơ hội học hỏi và phát triển của con, đó cũng là lý do bộ não gần như hoàn thiện khi trẻ dưới 6 tuổi. Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não.

Mỗi khi con hỏi, bố mẹ không cần phải là người biết tuốt nhưng bố mẹ có thể hỏi lại con rằng: Theo con là gì/như thế nào để con thấy được bố mẹ cũng ham học hỏi, ham hiểu biết, bố mẹ tin tưởng con biết câu trả lời đồng thời khích lệ con suy nghĩ và tự học.

Thật ra khi bố mẹ hỏi con là cho con một cơ hội để trả lời để học hỏi khi con trả lời não bộ của con phải kết nối tổng hợp phân tích và xử lý các thông tin để đưa ra câu trả lời cho bố mẹ đó là khi con kiến tạo ra kiến thức của mình

Nhiều khi vì bận rộn hoặc vì nghĩ trẻ con không biết chuyện ít hiểu biết nên bố mẹ chọn cách trả lời luôn câu hỏi của con, dạy con biết luôn thay vì cho con cơ hội suy nghĩ, thảo luận học hỏi về sự việc kiến thức.

Bố mẹ không nên vì quá bận rộn mà khi con hỏi thì than phiền “Hỏi gì hỏi lắm thế”, “Suốt ngày hỏi”, “Có thế mà cũng phải hỏi”… Đó là khi bố mẹ cướp mất cơ hội học hỏi của con bằng cách con hỏi gì thì trả lời đấy trả lời hết nên sẽ không còn cơ hội để suy nghĩ.

2. Chuyện gì xảy ra với con vậy? Con gặp chuyện gì vậy? Kể cho bố mẹ nghe với?

Mục đích của câu hỏi này là giúp con bình tĩnh nhìn nhận lại tình huống đã xảy ra, tách biệt khỏi tình huống để thu thập đầy đủ thông tin cần thiết và dần nhận thức được tình huống một cách khách quan và tổng thể từ nguyên nhân tới diễn biến sự việc.

Vì vậy khi con bắt đầu nói ra câu chuyện vấn đề của con thì bố mẹ phải đặt thêm nhiều câu hỏi dạng 5W1H để có thông tin đầy đủ chi tiết và tổng quan cho tình huống sự việc đã xảy ra. Khi bố mẹ hỏi cần có thái độ cầu thị chân thành quan tâm lắng nghe chứ không phải cho có nếu muốn con trẻ trả lời.

Nếu bạn hỏi con như vậy mà con vẫn chưa chịu kể thì thì bạn có thể hỏi lại bằng câu Kể cho bố mẹ nghe với . Câu hỏi này cho thấy sự quan tâm, tò mò của bố mẹ với những gì con đã trải qua. 

3. Tại sao chuyện đó lại xảy ra theo cách như vậy? Tại sao lại như thế?

Mục đích của câu hỏi này là giúp con nhìn ra nguyên nhân nguồn gốc khiến chuyện đó xảy ra khi con nhìn rõ nguyên nhân của sự việc con sẽ rõ ràng hơn về phần trách nhiệm của mình và Ý thức trong việc tìm kiếm phương cách để giải quyết sự việc hiệu quả nhất nếu con hiểu nhầm nguyên nhân của vấn đề thì con sẽ không thể giải quyết được vấn đề vì vậy câu hỏi này rất quan trọng

4. Con muốn kết quả như thế nào kết quả tốt đẹp con mong muốn là gì con muốn gì sau khi giải quyết xong chuyện đó

Mục đích của câu hỏi này là trao cho con cơ hội tự suy nghĩ, tự lựa chọn kết quả, con sẽ nhận thức rõ điều con thực sự mong muốn trong sự việc của mình và sau khi giải quyết xong sự việc của mình.

Khi con nhìn rõ mục đích kết quả cuối cùng con sẽ biết cách hành động và ứng xử phù hợp với những người, sự vật liên quan để đạt kết quả mong muốn.

5. Việc đạt kết quả này có thật sự quan trọng với con không? Điều gì khiến con muốn đạt kết quả này? Con muốn đạt kết quả này để làm gì?

Biết mình muốn gì là động lực tự thân đầu tiên thuốc để con hành động. Biết vì sao mình muốn. điều đó giúp con thấu hiểu bản thân, thấu hiểu các nhu cầu bản thân và những gì đã dẫn dắt điều khiển mình từ bên trong.

Mục đích của câu hỏi này là giúp con nhìn ra động lực thực sự thúc đẩy con hành động. Lý do tại sao con có mong muốn kết quả như vậy? Khi con nhận biết được động cơ sâu xa  đó con sẽ hoàn toàn tự nguyện và chịu trách nhiệm trong việc giải quyết sự việc đến với mình.

6. Làm thế nào để con đạt được kết quả này lần sau nếu gặp chuyện này thì con sẽ làm gì?

Mục đích của câu hỏi này là trao cho con cơ hội suy nghĩ lựa chọn và quyết định cách thức tự giải quyết sự việc tình huống vấn đề của mình.

Trong lúc đặt câu hỏi này bố mẹ thúc đẩy con vào tiến trình suy nghĩ và khám phá một cách tự nhiên. Con tự nghĩ tự tìm kiếm giải pháp nên con chủ động với sự việc của mình con tự tìm ra giải pháp nên con chắc chắn có thể làm được. Con tự tìm ra giải pháp nên con sẽ nhớ và biết cách thực hiện.

7. Lần sau nếu gặp việc này thì con sẽ làm gì/ làm như thế nào để giải quyết được bài tập giải quyết được vấn đề?

Chủ đích của kiểu câu này là giúp con phát triển khả năng quan sát thu thập và phân tích tổng hợp thông tin đánh giá bài tập tình huống sự việc diễn ra để nhận biết lại toàn cảnh vấn đề bài tập và đúc kết tìm tòi sáng tạo ra cách thức xử lý.

Nếu không biết tự học con có thể không biết rút kinh nghiệm bài học từ sự việc vấn đề bài tập. Đó là lý do vì sao cho dù có trải qua thực tế nhiều lần từng gặp phải vấn đề nhiều lần làm bao nhiêu lần chưa được con vẫn không biết cách giải quyết hiệu quả vấn đề. Bài tập lỗi sai, cách thức cũ cứ lập lại thường xuyên.

Đây là cách giúp con tự học lại được nhiều hơn hiệu quả hơn từ những việc đã xảy ra.

8. Con học được gì từ chuyện này?

Câu hỏi giúp con đánh giá phân tích lại bài tập tình huống sự việc, thúc đẩy con đúc kết sáng tạo ra cách xử lý phù hợp để áp dụng trong các tình huống tương tự xảy ra.

Thêm vào đó kiểu câu này còn giúp con luôn chủ động nhìn ra các bài học cho mình trong mỗi sự việc. Đây là cách giúp con luôn biết học hỏi từ mọi người mọi thứ mọi việc diễn ra xung quanh. Con sẽ ngấm tư duy mọi thứ xảy ra là để giúp con học được bài học gì đó giá trị với con.

9. Lần sau con có thể làm việc này như thế nào để kết quả tốt hơn?

Khi bố mẹ hỏi câu này là thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của con và con chủ động tìm ra cách làm tốt hơn hiệu quả hơn ở lần sau.

Đặc biệt nó cũng giúp liền cho con tư duy vượt ngưỡng ngay cả khi làm được một việc đã thành công trẻ vẫn khiêm nhường học hỏi tiếp tục phát triển thêm.

10. Chỉ cách giúp bố mẹ với?

Kiểu câu này là ngâm khen ngợi con coi trọng sự hiểu biết của con và khích lệ con hướng dẫn bố mẹ làm theo. Khi bố mẹ nói với con như thế con sẽ rất thích thú và hào hứng kể cho bố mẹ nghe hướng dẫn cách như thế nào.

Thêm vào đó khi được làm “thầy” của bố mẹ con càng cố gắng tốt hơn học giỏi hơn để lần sau lại được bố mẹ nhờ cậy xứng đáng với sự tin tưởng của bố mẹ và tự hào của bản thân.

Bố mẹ thường xuyên khen ngợi con, đừng quên nhờ con hướng dẫn cách làm một việc gì đó cho mình, cả khi con còn rất nhỏ.

Chuyên gia tâm lý Kim Thành cho rằng, khuyên bảo giải thích chỉ dạy nhiều làm cho con cảm thấy mình bất tài kém cỏi và ỷ lại.

Ngược lại đặt các câu hỏi để con có thể nhận thức được sự việc tình huống con sẽ thích học bài hơn và chủ động hơn. Tuy rằng lúc đầu hơi tốn công sức và mất thời gian tương tác với con nhưng càng ngày thì việc tự học của con sẽ hiệu quả và tốn ít công sức. Nếu bố mẹ thực hành như vậy hằng ngày với con sẽ giúp con hình thành lòng ham học hỏi, con học giỏi và hình thành kỹ năng tự học cho con. Sau này con không những trở thành người tự học xuất sắc thầy trở thành thầy của chính mình mà còn trở thành thầy của cả bố mẹ nữa

Facebook Comments Box

Có thể bạn quan tâm

‘Đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, cơ bản là chưa đủ’
Để đáp ứng 10.000 kỹ sư ngành vi mạch lành nghề mỗi năm, theo GS. TS Nguyễn Văn Hiếu, Phó…
PHENIKAA-X CHÀO ĐÓN CÁC BẠN SINH VIÊN NGÀNH ROBOT & AI THAM DỰ BUỔI TRAO ĐỔI, THAM QUAN VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
Sáng ngày 24/04/2024, Phenikaa-X đã đón tiếp Giảng viên và các bạn sinh viên ngành Robot & AI Trường Đại…
Những câu chuyện giáo dục cho trẻ em của Vlad và Niki
Chỉ là những cậu bé nhưng thông tin mà hai bé mang lại thực sự thú vị và các bố…

Đơn vị thành viên Tập đoàn Phenikaa